【soi kèo tv】Thi THPT quốc gia năm 2018: Điểm thi thấp, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp vẫn cao
Sau khi công bố dữ liệu điểm thi THPT quốc gia năm 2018,ốcgianămĐiểmthithấptỷlệđỗtốtnghiệpvẫsoi kèo tv Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm 9 môn thi và phổ điểm của một số khối xét tuyển đại học, cao đẳng.
Một số chuyên gia giáo dục và lãnh đạo các trường nhận định, điểm thi năm nay có tính phân hóa tốt hơn cũng đồng nghĩa với việc xác định điểm trúng tuyển vào các trường đại học sẽ dễ dàng hơn so với năm ngoái.
Qua phân tích phổ điểm do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, một số chuyên gia nhận định, dạng phổ điểm các bài thi, môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay gần với phân phối chuẩn, tức là điểm thi phân phối đều ở hai phía của mốc điểm trung bình (điểm 5).
Số lượng thí sinh có điểm trên trung bình của hầu hết các bài thi, môn thi đều chiếm tỉ lệ khoảng từ 50% đến 70% (ngoại trừ môn Lịch sử và Tiếng Anh), điều này cho thấy phổ điểm được phân tán tương đối rộng.
Phổ điểm cho thấy điểm thi môn Lịch sử thấp kỷ lục
Tiến sỹ Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định, giá trị của điểm trung bình của hầu hết các bài thi, môn thi gần bằng với điểm trung vị, điều đó chứng tỏ tính chuẩn hóa của các đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018: "So với năm 2017 thì phổ điểm của các môn thi và các khối thi có tiến bộ rõ rệt, thể hiện ở chỗ là phân bố điểm gần với dạng chuẩn hơn với phần lớn các môn thi. Phân bố theo đường hình chuông úp xuống hài hòa cả 2 bên. Nếu điểm thi mà phân bố chuẩn thì độ phân hóa của điểm thi sẽ rõ rệt hơn và do đó giúp cho các trường xét tuyển vào dễ dàng hơn. Có thành công đó theo tôi nghĩ là khâu làm đề năm nay tốt hơn, chuẩn bị kỹ hơn so với năm ngoái".
Tiến sỹ Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cũng nhận định, ngoài những môn có phổ điểm gần với phân phối chuẩn thì 3 môn có phổ điểm không bình thường gồm Giáo dục công dân, Lịch sử và Tiếng Anh. Trong đó, môn Giáo dục công dân lệch chuẩn về phía điểm cao, còn Lịch sử và Tiếng Anh lại lệch chuẩn về phía điểm thấp. Đây là vấn đề cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo phân tích, làm rõ.
"Điểm rất thấp chắc ngoài nguyên nhân đề khó thì có thể có những nguyên nhân liên quan đến cách thức thi cử nữa. Tuy nhiên cũng phải thấy một điều là mặt bằng chung điểm thấp cho nên nhờ quy tắc điểm xét tốt nghiệp được cộng thêm một phần từ kết quả học tập phổ thông nên tỷ lệ tốt nghiệp mới cao, chứ nếu mà chỉ dựa vào kỳ thi này và tính điểm trung bình 4 môn để xét tốt nghiệp thì khi đấy tỷ lệ tốt nghiệp rất thấp thậm chí không bằng một nửa so với tỷ lệ tốt nghiệp mà hiện nay đã công bố." - Tiến sỹ Lê Trường Tùng nói.
Đối với phổ điểm của các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, các môn Toán, Ngữ văn, Vật lí, Địa lí có điểm trung bình trong khoảng 5 đến 6 điểm. Các môn Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Tiếng Anh có điểm trung bình trong khoảng 4 đến 5 điểm. Điểm trung bình của tổng điểm các khối thi được phân tích như A, A1, B, C, C01, D đều lớn hơn 15 điểm. Điểm từ 8 trở lên ở tất cả các môn lại giảm mạnh. Nếu như năm 2017, số điểm 10 các môn thi đều tăng ở mức kỷ lục, chưa từng có trong lịch sử thi cử với 4.235 điểm 10 (cao gấp hơn 50 lần so với năm 2016), thì năm 2018 lại giảm sâu, cả nước chỉ có 477 điểm 10 ở các môn thi.
Một số chuyên gia và lãnh đạo các trường nhận định, việc điểm cao giảm là xu hướng tốt vì mức điểm đã đi gần về với thời kỳ thi đại học, cao đẳng “3 chung” và năm 2016, tức là phân loại thí sinh tốt hơn, đánh giá thí sinh tốt hơn. Tuy vậy, điểm thi của thí sinh năm nay giảm hơn so với năm trước không có nghĩa là chất lượng thí sinh năm nay kém hơn mà là do đề thi có tính phân hóa cao hơn.
Một số chuyên gia nhận định việc xác định điểm trúng tuyển vào các trường đại học sẽ dễ dàng hơn.
Ông Trần Khắc Thạc, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi cho biết: "Phổ điểm năm nay có sự khác biệt rất lớn so với năm 2017. Thứ nhất là số lượng các điểm cao sụt giảm đi rất nhiều, có thể nói là vùng giữa cũng vẫn duy trì gần như tương tự như năm 2017 thì tôi nghĩ là cũng có sự phân hóa tốt cho sự lựa chọn thí sinh cho các trường. Tuy nhiên cũng khó khăn cho một số trường top trên. Như những năm trước, điểm đang rất là cao thì năm nay có lẽ là điểm chuẩn cũng cũng sẽ bị điều chỉnh theo hướng giảm. Ở top trên tôi nhìn nhận có thể giảm từ 1 điểm rưỡi đến 2 điểm, có thể 3 điểm".
Điểm thi của thí sinh có sự phân hóa rõ ràng cộng với việc không có quá nhiều điểm rất cao như năm 2017 và một số thay đổi về kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: điểm làm tròn đến 2 chữ số thập phân, điểm ưu tiên khu vực giảm một nửa so với năm ngoái... thì sẽ không xảy ra tình trạng thí sinh được 29, 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1. Các trường top trên cũng ít phải dùng tiêu chí phụ để lọc thí sinh. Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, với những môn thi như Vật lý, Sinh học, Toán năm nay tỷ lệ thí sinh đạt điểm 10 quá ít thì cũng cần phải xem xét lại độ khó của đề thi.
TheoVOV
(责任编辑:World Cup)
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Hai điểm yếu nhất khiến thế mạnh Việt chỉ kiếm được đồng tiền công ít ỏi
- ·Bình Dương: Khánh thành địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung ICD Tân Cảng
- ·Đào tạo chuyên gia pháp lý giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Tỷ giá USD, Euro ngày 1/12: USD sụt giảm trước nỗi lo kinh tế đứt gãy
- ·Quyết liệt tạo điều kiện thông quan hàng nông sản qua ga Đồng Đăng
- ·Công ty CP Khai thác chế biến khoáng sản Lào Cai nợ thuế hơn 56 tỷ đồng
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·T&T Group hợp tác doanh nghiệp Nhật Bản phát triển y tế chất lượng cao
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Đảm bảo đường sắt cao tốc Bắc
- ·Vietcombank ra mắt bộ giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp SME
- ·Sân bay Long Thành
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Singapore và Tây Ninh tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực
- ·Ảnh hưởng Covid
- ·Đã có hướng dẫn đón khách quốc tế đến Việt Nam
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Quảng Trị sớm khắc phục sạt lở bờ sông Vĩnh Định