【hôm qua đội nào thắng】Đề xuất mới về tiền lương doanh nghiệp nhà nước, cao nhất 180 triệu đồng
Đề xuất mới về tiền lương doanh nghiệp nhà nước,Đềxuấtmớivềtiềnlươngdoanhnghiệpnhànướccaonhấttriệuđồhôm qua đội nào thắng cao nhất 180 triệu đồng
(Dân trí) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Tiền lương được cải thiện
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, số 52/2016/NĐ-CP, số 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, và Nghị định số 53/2016/NĐ-CP đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
Qua tổng kết, đánh giá của các Bộ, ngành địa phương và doanh nghiệpcho thấy, nội dung quản lý lao động, tiền lương theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ nêu trên đã bảo đảm quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc quyết định thang, bảng lương, quỹ tiền lương theo nguyên tắc năng suất lao động, lợi nhuận tăng thì tiền lương tăng và ngược lại.
Đồng thời, thực hiện trả lương cho người lao động theo kết quả, hiệu quả công việc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thiết lập thang giá trị lao động, tiền lương ổn định, cải thiện 8-10%/năm.
Tuy nhiên, cơ chế tiền lương, tiền thưởng hiện hành đang bộc lộ những hạn chế, bất cập như: Có sự phân biệt giữa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước; Chính sáchtiền lương quy định nguyên tắc chung gắn tiền lương với năng suất lao động và hiệu quả, nhưng chưa có sự phân biệt rõ theo quy mô năng suất và hiệu quả...
Bên cạnh đó, tiền lương của người quản lý mặc dù đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp so với các chức danh quản lý tương đương trên thị trường, nên chưa tạo được động lực cho những người quản lý giỏi...
Vì vậy, để giải quyết những bất cập, hạn chế trong cơ chế tiền lương hiện hành, đồng thời triển khai thực hiện đầy đủ nội dung cải cách tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất một số nội dung mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước.
Đề xuất tiền lương, thưởng
Về tiền lương, tiền thưởng của người lao động, doanh nghiệp được lựa chọn xác định quỹ lương thông qua mức tiền lương bình quân, hoặc đơn giá tiền lương ổn định trong 2 hoặc 3 năm phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất, kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo sự linh hoạt, ổn định.
Tiền lương được quy định gắn với năng suất lao động và lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoàn thành vượt kế hoạch, thì được bổ sung tối đa 2 tháng tiền lương vào quỹ tiền lương.
Bên cạnh đó, cho phép tính thêm tiền lương đối với lao động đặc thù, lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong các lĩnh vực mũi nhọn thuộc Danh mục công nghệ cao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Tiền thưởng được trích từ lợi nhuận sau thuế, tối đa 3 tháng tiền lương cho quỹ khen thưởng, phúc lợi, gắn với tiêu chí xếp loại doanh nghiệp A, B, C.
Về xác định tiền lương, tiền thưởng đối với trường hợp đặc thù, quy định việc loại trừ các yếu tố làm giảm năng suất, lợi nhuận khi xác định tiền lương, do doanh nghiệp làm nhiệm vụ bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Nhà nước, hoặc kinh doanh những mặt hàng thuộc danh mục bình ổn thị trường, Nhà nước quản lý giá.
Đồng thời, quy định các chỉ tiêu phù hợp đối với doanh nghiệp thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích, hoặc doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận khi xác định tiền lương.
Đối với Ban điều hành, quy định hưởng tiền lương, tiền thưởng tính chung trong quỹ tiền lương, tiền thưởng với người lao động, và giao cho Hội đồng thành viên đánh giá, quyết định mức lương cụ thể theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Có khống chế mức hưởng tối đa của Tổng giám đốc không vượt quá 10 lần so với mức lương bình quân chung của người lao động.
Với dự kiến quy định này, thì mức tiền lương bình quân của Tổng giám đốc do doanh nghiệp phân phối theo quy chế trả lương, tối đa có thể đạt khoảng 100-120 triệu đồng/tháng. Riêng ở Tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn, tối đa có thể đạt khoảng 170-180 triệu đồng.
Mức tiền lương tối đa này bảo đảm bao trùm mức lương hiện đang trả thực tế, tương quan với mức lương tối đa của Chủ tịch Hội đồng thành viên cùng doanh nghiệp theo dự thảo Nghị định này (khoảng 160 triệu đồng) và cũng bước đầu tiệm cận gần hơn với mặt bằng tiền lương trên thị trường.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Công trình ‘siêu khủng’ trong di sản Tràng An vẫn tiếp tục hoạt động, Bộ Văn hóa yêu cầu xử lý
- ·Nấm rơm kho chay thanh đạm
- ·Hát Xoan được UNESCO vinh danh là sự kiện tiêu biểu của ngành Văn hoá
- ·Giảm thiểu rác thải nhựa – Hành động của chính quyền, doanh nghiệp
- ·Chủ tịch VCCI: Phải tập trung thúc đẩy nâng cao năng suất lao động khu vực DNNVV
- ·Hơn 85% DN khai thuế qua mạng
- ·Công bố 424 cá nhân được công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2019
- ·Thách thức danh hài: Trấn Thành cười ngặt nghẽo trước chuyện tình tay ba trớ trêu
- ·Quảng Ninh: Giải cứu nạn nhân bị tình nhân cũ bắt giữ và tống tiền
- ·Lao động di cư tự do gặp khó khăn trong việc tiếp cận việc làm an toàn
- ·UBND Quảng Bình ra công văn khẩn về vụ 'xẻ thịt' rừng phòng hộ lớn nhất tỉnh
- ·Trung Quốc: RCEP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thương mại quốc tế
- ·Những tivi thông minh... cải tiến
- ·Ai sẽ thành sao: Thí sinh gameshow Việt gặp sự cố tuột quần trên sân khấu
- ·Vụ chạy thận tử vong ở Hòa Bình: Gia đình nạn nhân đề nghị bồi thường 2 tỉ đồng
- ·Máy tính bảng cỡ nhỏ thế hệ mới của Samsung
- ·Nền kinh tế Đức sẽ thiệt hại khoảng 19,3 tỷ euro do đợt phong tỏa thứ hai
- ·Vũ kịch nhí 'Kẹp hạt dẻ' biểu diễn lần đầu tiên tại Hà Nội
- ·Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh: Cần xây dựng hệ sinh thái về mã số mã vạch
- ·Thủ đô mới của Indonesia nằm trong rừng