会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng australia】Ông bế cháu nội đi bộ 20km, chứng minh ‘hoa khôi Kẻ Gạ’ đã có chồng con!

【bảng xếp hạng australia】Ông bế cháu nội đi bộ 20km, chứng minh ‘hoa khôi Kẻ Gạ’ đã có chồng con

时间:2025-01-11 03:33:41 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:419次

Kỳ 1: Nơi 3h sáng cả làng dậy làm không ngơi tay,ÔngbếcháunộiđibộkmchứngminhhoakhôiKẻGạđãcóchồbảng xếp hạng australia 4h30 tỏa đi khắp phố

Kỳ 2: 9X đẹp trai như hot boy, lái xế hộp tiền tỷ bán đồ ăn vỉa hè

Cụ Công Thị Thu (SN 1930) cũng như bao người con quê hương tự hào khi nghề làm xôi làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) được ghi danh trong danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Cụ Thu là con gái của cụ Nguyễn Thị An, chủ nhân ngôi nhà được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia trong làng Phú Thượng. Ngôi nhà nằm trong con ngõ nhỏ bên bờ đê sông Hồng, từng là cơ sở cách mạng thời kỳ 1941-1945. Đây là nơi lưu trú đầu tiên của Bác Hồ cùng đoàn cán bộ khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.

hoa khoi lang ga 14.jpg
Ngôi nhà của gia đình cụ Thu được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia

Nhiệm vụ bí mật

Dù đã bước sang tuổi 95, nhưng cụ bà Công Thị Thu vẫn còn nhớ rất rõ những ngày gia đình được vinh dự phục vụ đoàn công tác của Bác Hồ và cảm xúc khi phát hiện người ghé qua nhà mình ở 2 ngày (từ tối 23 đến tối 25/8/1945) chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chính từ những cảm xúc ấy, năm 17 tuổi, thiếu nữ được mệnh danh là “hoa khôi Kẻ Gạ”, con gái của Chánh tổng Công Ngọc Lâm ở làng Phú Gia (còn gọi Kẻ Gạ, nay là Phú Thượng) đã dũng cảm rời xa sự bao bọc của gia đình để đi theo cách mạng.

W-hoa-khoi-lang-ga-7-1.jpg
"Hoa khôi Kẻ Gạ" xem lại những bức ảnh kỷ niệm

“Ngày đó, gia đình tôi giàu có. Ông nội tôi vẫn còn tư tưởng phong kiến nên nói với mẹ An, không cho tôi đi học nhiều. ‘Nó xinh xắn như thế này chỉ cần thoát mù chữ là được, đi học nhiều lại chỉ viết thư cho giai thôi’”, cụ Thu cười nhớ lại.

Cụ Thu kể: “Quanh khu Lãng Bạc (các vùng xung quanh Hồ Tây - PV) chỉ có tôi và một người bạn được chọn gia nhập đội quân cách mạng làm nhiệm vụ dân vận và được cử đi học. Vì tôi là phận gái nên mẹ không đồng ý. Tôi nói dối mẹ là cho đi tập cùng đội thiếu niên ở gần đó rồi trốn đi luôn”.

Năm 1951, cụ Thu được giao nhiệm vụ làm công tác giao liên. 

W-hoa-khoi-lang-ga-4-1.jpg
Chân dung "hoa khôi Kẻ Gạ"

Trong một lần đi làm nhiệm vụ đưa thư bí mật, cụ Thu đã gặp được một nửa của đời mình, cụ Lê Thanh Điềm (SN 1925). 

“Tôi và đồng đội được giao nhiệm vụ làm giao liên. Hôm đó, theo kế hoạch, chúng tôi phải vấn khăn, mặc áo dài đến vườn hoa Canh Nông. Chúng tôi có nhiệm vụ phải tìm được người đàn ông ăn mặc và có những hành động như đã thống nhất để giao thư.

Nhìn thấy một người đàn ông mặc quần áo chỉnh tề ngồi ở ghế băng, chúng tôi đi qua đi lại 2 lần để quan sát. Khi thấy người ấy bỏ kính xuống, nhận đúng người, chúng tôi liền giao thư và rời đi luôn”, cụ Thu kể lại khoảnh khắc đầu tiên gặp chồng mình. 

Trong hai năm sau đó, hai cụ có thêm một số lần liên lạc bí mật nữa. Dần dần, số mệnh đã gắn kết hai cụ thành một gia đình nhỏ. Đám cưới được Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội đứng ra tổ chức. Lễ cưới đơn giản, có đĩa lạc, mấy quả chuối và vài người chứng kiến. 

W-hoa-khoi-lang-ga-3-1.jpg
Chân dung vợ chồng cụ Thu hồi trẻ. Ảnh chụp lại

Vì hoạt động cách mạng nên chuyện cưới xin phải giữ bí mật. Cụ Thu từ khi thoát ly cũng chưa có dịp về thăm lại nhà, để báo cáo cha mẹ chuyện hôn sự của mình. Đến khi trở về, cụ nghe mẹ nói đã nhận lễ “dấm” con dâu của một gia đình môn đăng hộ đối trong vùng. 

“Họ mang lễ đến nhà mẹ tôi bao gồm một con ngỗng, một quả dưa hấu, trầu cau, chè. Mẹ không biết tôi đã lấy chồng có con, nên đã nhận lễ của họ. Tôi đành phải nhờ bố chồng bế con trai tôi về gặp bà ngoại để chứng minh sự thật tôi đã có chồng, có con”, cụ Thu kể.

Hai nhà cách nhau 20km, bố chồng cụ Thu đi bộ từ 5h tới 16h mới đến nơi. 

“Ông bế cháu trai đầu lòng đến giải thích rằng mẹ tôi đã có cháu ngoại rồi, giờ mang trả lễ cho nhà người ta, nhưng mẹ tôi vẫn không đồng ý. Bà yêu cầu bố chồng tôi bế cháu trai về, còn tôi phải ở lại nhà để đi làm dâu. Lễ đã nhận không thể trả lại”, cụ Thu nhớ lại. 

Vì tình cảm với chồng, lại được anh trai khuyên nhủ, cụ Thu quyết không ở lại. Hai cụ đã có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, sinh được 3 người con, gồm 2 trai và 1 gái. 

Kỷ vật chiếc mâm đồng

Cụ Thu nhớ lại, tháng 8/1945 là lần đầu tiên Bác Hồ đến nhà. Cả gia đình đón tiếp nồng hậu nhưng chỉ biết đó là một vị khách đặc biệt. Mãi đến khi nhìn thấy Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, gia đình mới rõ và cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào. 

Ngày 24/11/1946, Bác Hồ cùng đoàn cán bộ một lần nữa quay lại căn nhà này. Cả nhà vui mừng được gặp lại Bác Hồ. Đến trưa, gia đình chuẩn bị cơm rồi mời Bác Hồ cùng đoàn dùng bữa. Bữa cơm ấy ấm cúng, giản dị khó quên. Mỗi lần nhớ lại, cụ Thu đều xúc động. 

W-hoa-khoi-lang-ga-5-1.jpg
Cụ Thu xúc động khi kể câu chuyện nhận kỷ vật chiếc mâm đồng từ mẹ.

Thời kỳ mới giải phóng Thủ đô, mọi thứ đều khó khăn thiếu thốn. Ngày hôm đó, cụ An lần đầu tới thăm vợ chồng con gái sống tại phố Hàng Buồm. 

“Thấy con gái dọn cơm, dùng chiếc sàng hỏng làm mâm, mẹ tôi thương quá nên gọi về nhà và cho cái mâm đồng. ‘Đây là chiếc mâm đồng gia đình dùng dọn cơm mời Bác Hồ, mẹ cho các con để các con dùng và giữ làm kỷ niệm’", cụ Thu kể lại. 

Ông Lê Vinh Quang, con trai cả của cụ Thu chia sẻ: “Mẹ tôi rất tự hào về truyền thống gia đình, về kỷ niệm được gặp và ăn cơm cùng Bác Hồ. Chiếc mâm đồng này, mẹ tôi trân quý vô cùng, cất giữ rất cẩn thận. Mỗi lần nhìn chiếc mâm mẹ tôi lại nhớ về ông bà, bố mẹ, gia đình, về kỷ niệm được ăn cơm cùng Bác. Là con, chúng tôi cũng thấy xúc động, tự hào”.

Nhiều năm xa quê, không còn sinh sống ở Phú Thượng nhưng cứ nhắc về quê hương, cụ Thu lại nghẹn ngào, tất cả ký ức ùa về.

W-hoa-khoi-lang-ga-6-1.jpg
Ông Lê Vinh Quang và mẹ

Tuổi cao, sức khỏe không còn được như trước nhưng mỗi năm vào dịp lễ hội, cụ vẫn về thăm quê để được chứng kiến không khí tươi vui ở nơi mình sinh ra và lớn lên. Chứng kiến thế hệ trẻ ngày một tài giỏi, tích cực mang hương vị xôi Phú Thượng, nghề truyền thống quê hương đi khắp nơi, cụ Thu rất xúc động. 

Dù gia đình không theo nghề nấu xôi, nhưng khi còn nhỏ, cụ đã được chứng kiến người làng nấu xôi từ hạt nếp cái hoa vàng thơm dẻo. Theo cụ, trước đây ở Phú Thượng, người ta thường chỉ nấu các loại xôi đơn giản như xôi ngô, xôi lạc. Bây giờ, các món xôi đa dạng hơn như xôi xéo, xôi vò, xôi ngũ sắc... 

Là người được tiếp nối truyền thống gia đình tốt đẹp, được bố mẹ trao truyền cho những giá trị sống tích cực, cụ Thu luôn nhắc nhở con cháu của mình phải sống sao cho phải đạo, làm gì cũng phải chân thật, giữ chữ tín, sống chan hòa với mọi người.

Với hàng trăm hộ gia đình đang theo nghề nấu xôi, Phú Thượng là làng nghề hiếm hoi vẫn ngày ngày đỏ lửa, đưa hàng tấn xôi đi khắp thành phố.

Để có kinh nghiệm nấu xôi ngon và tạo dựng được thương hiệu như ngày nay, các thế hệ người dân ở Phú Thượng đã trau dồi, đúc rút được nhiều kỹ năng trong từng công đoạn chế biến.

Món quà Tết của người đồng đội khiến nguyên Bộ trưởng rưng rưng xúc độngMón quà Tết - một két bia thôi - nhưng quý hơn vàng. Đó là món quà Tết mà tôi trân trọng và tự hào khi được nhận - nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp chia sẻ.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Siêu máy tính dự đoán Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1
  • Apec Mandala Wyndham Mũi Né dẫn dắt xu hướng mới ngành bất động sản
  • M&A bất động sản đổi hướng từ thôn tính sang hợp tác
  • Bắt tay với đối tác Nhật: Không chỉ là nguồn vốn mà còn nhiều hơn thế
  • Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
  • Cẩn trọng với nước mía “siêu sạch”
  • Chủ đầu tư khu công nghiệp “khát” nhà ở cho công nhân
  • Góc khuất đấu giá đất công
推荐内容
  • Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
  • Doanh nghiệp địa ốc lạc quan với thị trường
  • Truy tặng “Huân chương dũng cảm” cho học trò nghèo cứu bạn
  • Dấu ấn thị trường năm 2020 của Vinhomes
  • Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
  • Bức xúc với tình trạng đổ chất thải công nghiệp ra môi trường