【trận paderborn】Australia thử nghiệm xây dựng 'con đường xanh' đầu tiên trên thế giới
(Nguồn: BFT International)
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học New South Wales của Australia đang thử nghiệm xây dựng "con đường xanh" đầu tiên trên thế giới tại thành phố Sydney.
Đây là tuyến đường khá nhộn nhịp dẫn tới sân bay quốc tế Sydney.
Chất liệu để tạo nên con đường đặc biệt này là các chất thải công nghiệp từ ngành sản xuất thép và các nhà máy nhiệt điện than ở quốc gia châu Đại dương này,ửnghiệmxacircydựngconđườngxanhđầutiecircntrecircnthếgiớtrận paderborn cụ thể là tro bay - một loại khoáng hoạt tính pozzolan dùng làm phụ gia cho chế tạo bêtông cường độ cao - và xỉ lò cao.
Hỗn hợp vật liệu geopolymer này được mô tả là "sự pha trộn bền vững giữa bêtông và chất thải tái chế," có triển vọng lớn giúp giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Một đoạn đường dài 30m đang được thử nghiệm công nghệ này, trước khi áp dụng trên toàn bộ tuyến đường.
Các nhà khoa học đã lắp 9 cảm biến dưới bề mặt đoạn đường này để đánh giá hiệu suất của dự án.
Thị trưởng Sydney, Clover Moore, cho biết: "Các dự án như việc thử nghiệm geopolymer này có thể tạo ra các sản phẩm mới, mang lại những kết quả rõ rệt trong việc cắt giảm lượng khí thải carbon. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quản lý đường sá tại khu vực, do đó nếu chúng ta mua các vật liệu bền vững hơn với môi trường, chúng ta có thể chống lại tình trạng biến đổi khí hậu và cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng cho cộng đồng của mình."
Giáo sư Stephen Foster - Trưởng khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường của Đại học New South Wales, đồng thời là Chủ nhiệm dự án, cho biết: "Bêtông đóng góp 7% tất cả lượng khí thải nhà kính, do đó cuộc thử nghiệm này sẽ giúp thúc đẩy sự thay đổi trong ngành công nghiệp xây dựng. Nghiên cứu về geopolymer đã được thực hiện từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng chỉ đến bây giờ nó mới bắt đầu được thương mại hóa. Cuộc thử nghiệm này rất quan trọng vì chúng tôi cần các dự án thuyết minh để đánh giá chính xác hiệu suất của geopolymer theo thời gian, để sau đó có thể nhân rộng hơn."
Theo ông Foster, quá trình theo dõi hiệu suất đường sá sẽ được thực hiện trong tối đa 5 năm, trong khi nhiều dữ liệu được thu thập trong thời gian 3 đến 12 tháng đầu của cuộc thử nghiệm sẽ được sử dụng để xác nhận các mô hình nghiên cứu và củng cố niềm tin của các nhà khoa học.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·TP.HCM: Phấn đấu hết năm 2028 có 1,980 triệu đoàn viên công đoàn trở lên
- ·Ngân hàng xem xét giãn, khoanh nợ cho khách hàng vùng lũ lụt
- ·Hình ảnh Ukraine tịch thu xe tăng T
- ·Tỷ giá VND/USD ‘dăng hàng’ tăng kịch trần
- ·Những điều cần biết để sử dụng máy phát điện trong gia đình an toàn
- ·Chất lượng đào tạo luôn là tiêu chí hàng đầu
- ·Giá đồng USD lại tăng vọt lên tới 21.850 đồng
- ·Đảm bảo an toàn tuyệt đối tại cụm thi 33
- ·Cảnh báo: Mất một bên thận do tự ý dùng thuốc nam chữa sỏi thận
- ·Giá vàng SJC ‘rơi’ mốc 35 triệu đồng, tỷ giá VND/USD ‘rướn’ qua ‘trần mềm’
- ·Long An đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nước ngoài
- ·Nhớ mùa tựu trường
- ·Tiếp sức mùa thi & hỗ trợ khi nhập học
- ·A Lưới hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh”
- ·Samsung bị phạt vì quảng cáo 'thổi phồng' chất lượng sản phẩm
- ·Ông Tập Cận Bình chúc mừng Vua Charles, kỳ vọng cải thiện quan hệ Trung Quốc
- ·Nhiều nhà khoa học Việt Nam vào top 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới
- ·Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động được 320 tỷ đồng trái phiếu
- ·Việt Nam thu hút hơn 22,46 tỷ USD vốn FDI
- ·Hàn Quốc đối diện 'khủng hoảng Kim chi'