【kèo sociedad】Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Đảm bảo 3 mục tiêu phát triển lâm nghiệp
Đó là: Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên; phát triển rừng để nâng cao độ che phủ rừng, cùng với đó nâng cao năng suất, chất lượng rừng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các sản phẩm lâm nghiệp, gắn phát triển rừng với phát triển kinh tế để nâng cao cuộc sống của người dân, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng.
Để thực hiện các mục tiêu trên, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ngành lâm nghiệp cần khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật để tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong bảo vệ phát triển rừng. Đó là hoàn thiện việc xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), ban hành và thực thi các sáng kiến tài chính mới để tạo thêm nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp phải nâng cao chất lượng lập, quản lý, thực hiện quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp; rà soát đánh giá việc tổng thể rừng cấp quốc gia, cấp vùng, xác định rõ lâm phận rừng, nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý, giám sát về thực trạng, diễn biến tài nguyên.
Phó Thủ tướng yêu cầu phải gắn quy hoạch rừng với tái cấu trúc ngành lâm nghiệp; phải xác định được sản phẩm chủ lực của cả nước, địa phương để tập trung bảo vệ, phát triển, đầu tư… “Chúng ta phải sử dụng rừng thế nào để phục vụ con người, nhưng phải phát triển bền vững. Không vì phát triển kinh tế mà phá rừng, không chỉ trồng rừng mà còn phải nâng cao đời sống của người dân”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Theo Bộ NN&PTNT: Tính đến ngày 31-12-2016, toàn quốc có hơn 14,3 triệu ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên là hơn 10,2 triệu ha, chiếm 71%; rừng trồng là trên 4,1 triệu ha, chiếm 29%. Trữ lượng gỗ của cả nước là 1.182,81 triệu m3.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết: Giai đoạn 2011-2016, diện tích rừng tăng trên 989.600 ha, bình quân 160.000ha/năm, trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm trên 62.675 ha; diện tích rừng trồng tăng trên 1 triệu ha; độ che phủ rừng tăng 1,69%, bình quân 0,28%/năm.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, diện tích rừng tự nhiên giảm chủ yếu do chuyển diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp, cao su (45%); chuyển đổi mục đích sang mục đích ngoài lâm nghiệp (thủy điện, giao thông, công trình công cộng, sản xuất) của địa phương (40%). Còn lại do phá rừng và lấn chiếm đất rừng, cháy rừng...
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tin bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp tới Thái Bình, Hà Tĩnh
- ·Kỳ vọng một năm khởi sắc
- ·Nhiều cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại giữa Nhật Bản và tỉnh Đồng Tháp
- ·Ông Nguyễn Tử Quảng làm Chủ tịch Ủy ban Đạo đức trí tuệ nhân tạo
- ·Các thương hiệu máy lọc nước ở Việt Nam trong cuộc đua “chất lượng’
- ·Hạn chế tối đa gian lận thuế từ thương mại điện tử
- ·Bình Dương và thành phố Daejeon (Hàn Quốc): Ký kết hợp tác hỗ trợ người khuyết tật
- ·Khai trương Quần thể du lịch giải trí đẳng cấp Quốc tế VinWonders Cửa Hội
- ·Tin khẩn: Bộ Y tế ra thông báo những địa điểm người nhiễm Covid
- ·Điều chỉnh quy hoạch khu bến Bắc Nghi Sơn mở rộng thuộc cảng biển Thanh Hóa
- ·Thu giữ 24 kiện hàng là ngà voi, sản phẩm ngà voi, vảy tê tê tại sân bay Nội Bài
- ·Phê duyệt Khung chính sách hỗ trợ, tái định cư Dự án Đường dây 500 kV NMNĐ Nam Định I
- ·TP.Dĩ An: Trao tặng nhà Đại đoàn kết cho 3 hộ dân khó khăn
- ·Phụ nữ giúp nhau làm thời vụ dịp tết
- ·Dịch virus Corona ở Trung Quốc: Việt Nam ngừng tất cả chuyến bay đến vùng có dịch
- ·Sau khi nhà sáng lập bị bắt, Telegram đồng ý cung cấp dữ liệu người dùng vi phạm cho chính phủ
- ·Vướng mặt bằng, nhiều dự án ở Bình Định chấm dứt hoạt động
- ·Khởi công xây dựng 29 km đường Hồ Chí Minh qua Thái Nguyên, Tuyên Quang
- ·Giá xăng dầu hôm nay (23/8): Giá dầu bất động, Brent neo ở mức 97,48 USD/thùng
- ·Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài liên tục lập kỷ lục: Tăng lực cho nền kinh tế