会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo nga cai】Chứng khoán tuần: Cổ phiếu ngân hàng!

【keo nga cai】Chứng khoán tuần: Cổ phiếu ngân hàng

时间:2024-12-23 20:51:23 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:213次

CK

Tuần qua cổ phiếu ngân hàng chiếm các vị trí hàng đầu trong nhóm blue-chips tăng trưởng tốt nhất thị trường. Trong 10 mã tăng mạnh nhất VN30 thì đã có 5 mã ngân hàng là TCB (13,ứngkhoántuầnCổphiếungânhàkeo nga cai84%), VPB (11,84%), STB (7,59%), MBB (7,44%) và HDB (6,52%).

Trong khi đó các cổ phiếu trụ cột khác lại sụt giảm: VIC giảm 1,97%, VNM giảm 1,95%, SAB giảm 1,42%, GAS giảm 1,39%, HPG giảm 0,52%.

VN-Index 21,5 điểm trong 5 phiên tương đương 2,1% và chỉ số này lọt vào Top 5 các chỉ số chính tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Những chỉ số khác đều yếu hơn đáng kể như S&P500 chỉ tăng 1,3%, DJA tăng 1,1%, Nikkei tăng 0,4%, SangHai tăng 1,4%, FTSE tăng 0,7%...

Chưa hết, trong 10 cổ phiếu thúc đẩy VN-Index mạnh nhất thì có tới 8 cổ phiếu ngân hàng, lần lượt là TCB, VPB, VCB, BID, MBB, TPB, HDB và STB, hai mã còn lại là GVR và VRE. 8 mã ngân hàng này đóng góp khoảng 12,5 điểm, tương đương trên 58% mức tăng của chỉ số cả tuần.

Tuần qua cũng ghi nhận sự lật đổ ngoạn mục của VCB khi cổ phiếu này vượt qua VIC trở thành mã vốn hóa lớn nhất trong chỉ số VN-Index. Tại phiên ngày 14/12, VCB tăng 2,8% lên 99.900 đồng, đưa vốn hóa của mã này cao hơn VIC. Đến cuối tuần, vốn hóa của VCB vẫn cao hơn VIC khoảng 9.859 tỷ đồng.

Sự gia tăng vai trò của nhóm cổ phiếu ngân hàng trở nên nổi bật từ đầu tháng 12 đến nay, cũng chính là thời điểm VN-Index bắt đầu vượt qua ngưỡng tâm lý 1000 điểm. So với thời điểm cuối tháng 11/2020, nhóm ngân hàng có 7 cổ phiếu tăng trên 10% là TCB (21,16%), VIB (20,29%), VPB (18,1%), STB (16,04%), MBB (13,51%), BID (12,71%), TPB (11,66%).

Cũng trong giai đoạn VN-Index vượt 1000 điểm từ đầu tháng 12 tới nay (tăng 64,38 điểm) thì ngân hàng tiếp tục đóng góp 6/10 cổ phiếu hỗ trợ điểm số nhiều nhất cho chỉ số.

Lý do chính khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng trở lại thành tâm điểm của thị trường lúc này là xuất hiện nhiều kỳ vọng về triển vọng trung, dài hạn. Các ngân hàng vẫn có lợi nhuận rất tốt trong năm 2020 bất chấp đại dịch. Nếu năm 2021 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt cỡ 6-7% và ảnh hưởng của Covid-19 giảm bớt thì cơ hội lợi nhuận của các ngân hàng sẽ còn tăng trưởng nữa, nợ xấu sẽ được giảm áp lực khi các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn.

Hiện tượng nổi bật của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn hiện tại có nhiều nét giống với giai đoạn nửa sau của năm 2017, cũng là năm VN-Index tăng trưởng rất nhanh. Năm 2017 được xem là “làn sóng lên sàn” thứ nhất của các ngân hàng khi nhiều ngân hàng rục rịch đăng ký hoặc niêm yết cổ phiếu. Mặc dù cuối năm 2017 mới có vài ngân hàng như VPB lên HSX, VIB, LPB, KLB lên Upcom và phải sang đầu 2018 làn sóng cổ ngân hàng lên sàn mới rầm rộ, nhưng trước thời điểm đưa cổ phiếu lên sàn, đà tăng giá của các mã ngân hàng đã rất nóng.

Năm 2017 cũng có thể xem là năm vàng son của các ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng tới gần 19%. GDP quý 4/2017 cũng tăng trưởng kỷ lục 7,65%. Cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC với TCB, HDB, TPB thậm chí tăng 2-3 lần chỉ trong vòng 6 tháng. Trên sàn niêm yết những cổ phiếu ngân hàng lớn cũng tăng giá chóng mặt trong năm 2017. Chẳng hạn MBB tăng hơn 100%, SHB tăng 98%, ACB tăng 95%, BID tăng 74%, CTG tăng 62%, VCB tăng 49%...

Năm 2020 có nhiều nét khác so với năm 2017, nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng lại có điểm chung. Đó là làn sóng chuyển sàn, niêm yết mới cũng rất rầm rộ. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 dự kiến rất thấp, nhưng triển vọng 2021 lại rất cao và ngân hàng nằm ở trung tâm sức nén được giải tỏa về vốn để thúc đẩy tăng trưởng. Tín dụng quá dồi dào, lãi suất huy động rất thấp là điều kiện tốt cho các ngân hàng kiếm lợi nhuận.

Do hai quý đầu năm thị trường bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 nên cổ phiếu ngân hàng không có mức tăng tưởng tốt và trọn năm như 2017. Tuy vậy vẫn có vài cổ phiếu ngân hàng đạt mức tăng trên 30% cho cả năm nay (tính đến 18/12) như STB (69,15%), CTG (67,92%), VPB (58,25%), HDB (41,91%).

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/12

Giá đóng cửa ngày 11/12

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/12

Giá đóng cửa ngày 11/12

Mức tăng (%)

CRC

15.85

19.2

-17.45

DTL

8.35

5.98

39.63

HRC

38

45.25

-16.02

IJC

19.5

14.25

36.84

APH

76.2

88

-13.41

SVI

102.7

76.5

34.25

VID

8.78

9.88

-11.13

TMS

38

28.66

32.59

CIG

1.86

2.07

-10.14

ASM

15.9

13

22.31

CLW

23

25.5

-9.8

SMC

18.2

14.9

22.15

DBT

13.4

14.5

-7.59

PTC

9.6

7.9

21.52

MCP

26.35

28.4

-7.22

PAN

27.05

22.3

21.3

EMC

18.6

20

-7

GVR

25.35

20.9

21.29

VOS

2.1

2.24

-6.25

TLH

7.37

6.2

18.87

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/12

Giá đóng cửa ngày 11/12

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/12

Giá đóng cửa ngày 11/12

Mức tăng (%)

NBW

19.9

29.9

-33.44

LUT

5.5

3.6

52.78

VE1

4.2

5.7

-26.32

CET

3.9

2.6

50

MIM

6

8.1

-25.93

THD

74.8

51

46.67

TKC

4.9

6.6

-25.76

VIG

1.6

1.1

45.45

NHP

0.4

0.5

-20

HUT

3.8

2.8

35.71

CTT

9.9

12.1

-18.18

BII

2

1.5

33.33

SDN

27.5

32.6

-15.64

TJC

15

11.3

32.74

KSD

4

4.7

-14.89

AAV

12.7

9.6

32.29

TKU

10.7

11.8

-9.32

DPC

15.2

11.6

31.03

NGC

2.3

2.5

-8

APS

4.6

3.6

27.78

Nếu tính từ đáy cuối tháng 3/2020 – thời điểm thị trường chạm đáy covid-19 – thì đại đa số cổ phiếu ngân hàng đều tăng ngoạn mục. Có 12 mã tăng trên 50%, trong đó 5 mã tăng trên 100% và VIB tăng 211%.

Do cổ phiếu ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới VN-Index và thực sự là đã kéo chỉ số này như đã chỉ ra ở trên, không có gì khó hiểu khi thị trường xuất hiện diễn biến tăng rất giống với năm 2017. Các cổ phiếu ngân hàng mới đã thay thế những cổ phiếu lớn truyền thống như VNM, GAS, SAB, VIC... Ngoài ra các mã ngân hàng lớn như VCB, BID, CTG thì vốn hóa ngày càng lớn hơn.

Vai trò của nhóm cổ phiếu ngân hàng được chú ý trong vài tuần gần đây nhưng thực ra là một thế lực cũ. Có chăng thời điểm hiện tại quy mô vốn hóa của các ngân hàng đã lớn hơn, hình thành sức mạnh tập trung hơn. Chẳng hạn 10 cổ phiếu ngân hàng lớn nhất sàn HSX hiện đã có vốn hóa tổng hợp lớn hơn vốn hóa của VIC, VHM, VNM, GAS cộng lại. Nếu như trước đây VCB hay BID tăng giá thì vẫn cần đến VIC, VHM hay VNM tăng cùng để thúc đẩy chỉ số rõ ràng hơn. Nhưng hiện tại chỉ cần cả nhóm ngân hàng tăng mạnh thì các trụ “già cỗi” nói trên đứng im cũng không còn là rào cản nữa.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

7.12.2020

9,693.9

739.3

600.7

8.12.2020

10,794.2

642.3

798.8

9.12.2020

11,678.0

666.4

649.9

10.12.2020

12,467.2

678.6

930.3

11.12.2020

9,456.1

823.2

821.1

14.12.2020

11,436.8

923.6

1,010.3

15.12.2020

13,418.9

818.5

1,826.9

16.12.2020

11,850.2

750.9

1,057.0

17.12.2020

14,873.4

760.2

1,444.3

18.12.2020

12,835.7

1,232.0

979.4

Trọng Nghĩa

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm
  • TP.HCM chấm dứt hợp đồng BOT dự án đường nối cao tốc Trung Lương gần 1.600 tỷ
  • Giá vàng hôm nay 18/11: Dự báo tiếp tục suy yếu
  • Giá vàng hôm nay 16/11: Tiếp tục giảm nhẹ
  • Ngày mai giá xăng có thể tăng lần thứ 6 liên tiếp
  • Giá xăng dầu hôm nay 15/11: Tiếp tục hồi phục nhẹ
  • Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết 6 tháng đầu năm 2025
  • Cách nào để phân loại nhà theo cấp?
推荐内容
  • Ngừng tiêu thụ động vật hoang dã: Phòng tránh hiểm họa bệnh dịch, bảo vệ đa dạng sinh học
  • Ngày mai, giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm?
  • Có nên ưu tiên gửi tiết kiệm khi lãi suất tăng?
  • Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm 1 triệu đồng/lượng
  • Quý 1, thu nhập bình quân người lao động tăng 1 triệu đồng/tháng
  • Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Hồi phục nhẹ