【bang xep hang dan mach】Những thủ đoạn truyền bá lắt léo, tinh vi về “đường lưỡi bò” phi lý
Tuyên bố ngang nhiên
Trung Quốc luôn nuôi tham vọng độc chiếm Biển Đông và trong những năm gần đây đã công khai tham vọng này bằng việc công bố yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp bao trùm gần 90% diện tích Biển Đông cũng như đẩy mạnh việc cải tạo trái phép các bãi đá trong khu vực thành các đảo nhân tạo làm căn cứ để hiện thực hóa điều này.
"Đường lưỡi bò" phi pháp mà Trung Quốc đưa ra với mưu đồ độc chiếm Biển Đông. |
Song song với những hành động sai trái nói trên, giới chức Trung Quốc cũng đã có những bước chuẩn bị hết sức tinh vi để truyền bá những thông điệp sai trái về yêu sách chủ quyền của nước này ra khắp thế giới với mục tiêu từng bước thay đổi quan điểm của cộng đồng quốc tế trong vấn đề này.
Từ năm 2015, trước những quan ngại của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về những hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Giới chức Trung Quốc đã liên tục đẩy mạnh việc tuyên truyền về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ… và các nước trong khu vực.
Mới đây nhất, ngày 18/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang nhiên lặp lại quan điểm nói trên của giới chức Trung Quốc khi tuyên bố: “Các hoạt động của Trung Quốc ở những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông là hợp pháp, chính đáng và không có gì phải giải thích”.
Đáng chú ý, “những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông” mà ông Cảnh Sảng đề cập lại có cả khu vực bãi Tư Chính vốn nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia ven biển nhưng lại đưa ra tuyên bố đi ngược hoàn toàn với hành động sai trái của nước này.
Thông điệp cài cắm tinh vi Để thực hiện mục tiêu trên, Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền bí mật thông qua những thông điệp được nước này cài cắm hết sức tinh vi bất cứ lúc nào có thể.
Mới đây nhất, thông tin về việc bộ phim “Everest – Người tuyết bé nhỏ” (tên tiếng Anh là Abominable) do DreamWorks Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc) đồng sản xuất có tới 2 đoạn và 4 cảnh phim xuất hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến cộng đồng quốc tế phản ứng gay gắt. Tại Việt Nam, bộ phim này sau đó đã bị thu hồi và dừng chiếu.
Hình ảnh "đường lưỡi bò" được cài cắm trong phim "Everest - Người tuyết bé nhỏ" do DreamWorks Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc) đồng sản xuất. |
Đáng chú ý, Pearl Studio thuộc sở hữu của China Media Capital, một tập đoàn lớn của Trung Quốc được thành lập với mục tiêu gây dựng “đế chế truyền thông toàn cầu” để “quảng bá những giá trị Trung Quốc ra khắp thế giới”. China Media Capital từng nhận được khoản đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD từ các tập đoàn lớn của Trung Quốc như Alibaba và Tecent để hiện thực hóa mục tiêu này.
Đây không phải là lần đầu tiên “đường lưỡi bò” xuất hiện trên các sản phẩm văn hóa, thể thao, giải trí mang tính toàn cầu. Trước đó gần 1 tuần, cộng đồng mạng quốc tế đã phát hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” xuất hiện trên một đồ họa của kênh thể thao hàng đầu thế giới ESPN giới thiệu về lãnh thổ Trung Quốc trong chương trình SportCenter.
Dù ESPN sau đó lên tiếng nhận lỗi và thanh minh rằng việc sử dụng đồ họa nói trên “là sai lầm vô ý” và ESPN đã sửa sai bằng “một tấm bản đồ hoàn toàn khác” không bao gồm “đường lưỡi bò”, giới quan sát cho rằng, điều này cho thấy “ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với các hãng truyền thông và giải trí lớn có tác động đến cộng đồng quốc tế để truyền bá thông điệp đầy sai trái của mình”.
"Đường lưỡi bò xuất hiện trong một đoạn đồ họa trên kênh thể thao ESPN. |
GS. Julian Ku tại Đại học Hofstra, New York, Mỹ, nhận định, Trung Quốc có thể làm điều này bởi, “nhiều cá nhân và tập đoàn nước ngoài không quá quan tâm đến những tranh chấp ở Biển Đông hay bản đồ “đường lưỡi bò” và dễ dàng để lọt những chi tiết này”.
Trước đó, hồi năm 2016, Tập đoàn Google cũng bị phản ứng gay gắt khi cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh trang Google Maps thể hiện “đường lưỡi bò” trong phần bản đồ Trung Quốc và khu vực Biển Đông.
Đáng chú ý, tấm bản đồ “đường lưỡi bò” này chỉ thể hiện trên trang Google Maps phiên bản Trung Quốc có đường dẫn maps.google.cn nhưng lại không xuất hiện ở phiên bản toàn cầu với đường dẫn maps.google.com. Dù sau đó Google đã “sửa sai” nhưng động thái này cũng đã gây tổn hại không nhỏ đến uy tín của một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới.
Hình ảnh bản đồ "đường lưỡi bò" xuất hiện trên trang Google Maps phiên bản Trung Quốc. |
Có thể thấy, dù yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là hoàn toàn phi pháp và từng bị Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) ngày 12/7/2016 ra phán quyết bác bỏ tính pháp lý, Trung Quốc vẫn quyết không từ bỏ “đường lưỡi bò” bởi điều này gắn bó chặt chẽ đến tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Chính vì thế, cộng đồng quốc tế và các nước có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông cần tỉnh táo để nhận diện thủ đoạn cài cắm hết sức tinh vi của nước này trong quá trình truyền bá thông tin sai trái về cái gọi là “chủ quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông”; có phản ứng thích hợp và kịp thời để ngăn chặn hành vi này của Trung Quốc./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chênh vênh
- ·Hình ảnh Chủ tịch Duma Nga thăm nhà sàn, viếng lăng Bác
- ·Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Vinh
- ·Thủ tướng: Tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,08%
- ·Bàn luận: Đi lại, kiếm việc tại Hà Nội 10 năm tới
- ·Xem xét kỷ luật Chủ tịch, Phó chủ tịch tỉnh Đắk Nông
- ·Việt Nam mong muốn WHO giúp nâng cao năng lực y tế dự phòng, sản xuất vắc
- ·“Đám cưới chuột”
- ·Sự trả giá cay đắng cho người đàn ông hám tiền
- ·Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước ICCPR
- ·Có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp BHXH một lần khi về hưu?
- ·Tìm kiếm nguồn nước dưới đất phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số
- ·Thủ tướng tiếp đoàn Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu
- ·Công bố kế hoạch kiểm tra công tác thu hồi tài sản trong các vụ án
- ·Sự sống mong manh của bé trai 5 tuổi
- ·Ngày 8/3, Việt Nam bắt đầu tiêm vắc xin phòng Covid
- ·Mỹ sắp viện trợ “khủng” cho Ukraine ?
- ·Khi giấy dó “hồi sinh” qua từng nét vẽ
- ·Vì sao dự án treo qua hai thế kỷ? (2)
- ·Chủ tịch TP.HCM, Đà Nẵng nhờ Thủ tướng gỡ vướng