【kết quả mu và mc】Kinh tế phát triển, nhưng môi trường, văn hoá còn đáng lo ngại
Kinh tế phát triển song môi trường sống ngày càng bất an
Theếpháttriểnnhưngmôitrườngvănhoácònđánglongạkết quả mu và mco đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), nhiều hạn chế về môi trường, văn hoá, xã hội đã được phản ánh trong ý kiến cử tri gửi tới Quốc hội, tuy nhiên "đáng tiếc trong báo cáo của Chính phủ không thể hiện thỏa đáng các vấn đề văn hóa, xã hội đang đặt ra".
"Chúng ta vui mừng trước các kết quả kinh tế, nhưng kinh tế không phải yếu tố duy nhất cải thiện chất lượng đời sống của người dân, thậm chí nếu tăng trưởng nóng về kinh tế mà không làm tốt an sinh xã hội thì đến lúc nào đó sẽ có hậu quả khôn lường về mặt xã hội", đại biểu nói.
"Văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần cho hoạt động kinh tế, là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế xã hội. Chỉ khi nào văn hóa trở thành vốn kinh tế và con người được coi là nhân tố quyết định cho sử dụng các nguồn lực khác, và tạo dựng môi trường văn hóa cho hoạt động kinh tế thì lúc đó chúng ta mới có sự phát triển bền vững", đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa khẳng định.
Thực tế, theo đại biểu, dù chúng ta nỗ lực bảo vệ môi trường sống thì môi trường sống càng bất an, từ vấn đề thực phẩm không an toàn tràn ngập, ô nhiễm môi trường, không khí, nước sinh hoạt; hành vi "tham nhũng vặt" làm xấu hình ảnh bộ máy công quyền trong con mắt người dân; nhiều hành vi thiếu chuẩn mực cho thấy sự xuống cấp về đạo đức, văn hóa. Một số vụ giết người mà thủ phạm và nạn nhân là người trong gia đình làm chấn động xã hội. Đặc biệt, nạn xâm hại trẻ em có diễn biến phức tạp.
Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đời sống của người dân, bao gồm cả đời sống vật chất và tinh thần. Một số hiện tượng xã hội cần được nghiên cứu, phân tích để có biện pháp xử lý thỏa đáng. Cụ thể, "gia tăng nạn sử dụng bạo lực để giải quyết các quan hệ xã hội, gia đình có nguyên nhân từ đâu? Có phải dấu hiệu của bệnh trầm cảm, sự tổn thương, uất ức trong mỗi con người, mà nguyên nhân sâu xa từ việc các vấn đề xã hội chưa được kịp thời xử lý? Hay, hiện tượng lệch lạc trong xu hướng thần tượng đã dẫn đến "chiến tranh trên mạng" có xuất phát từ sự lệch lạc về nhận thức?" - Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đặt vấn đề.
Hoạt động văn hoá chủ yếu là sự kiện, lễ kỷ niệm hoành tráng
Trong báo cáo của Chính phủ ghi nhận nhiều kết quả của lĩnh vực văn hóa, song đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cũng nhận thấy, các hoạt động văn hóa chủ yếu là sự kiện, lễ kỷ niệm. Không phủ nhận sự công phu, ấn tượng của các sự kiện đó, nhưng cử tri băn khoăn về sự lãng phí của những cuộc kỷ niệm lớn với số lượng người tham dự lớn, những màn diễu hành hoàng tráng… Bên cạnh đó, nhiều công trình mang danh tâm linh ảnh hưởng đến di tích, quang cảnh, môi trường, an ninh quốc phòng. Nhiều lễ hội bị lạm dụng và biến tướng.
Cho rằng "dường như chúng ta chưa có nền văn hóa phát triển bền vững", đại biểu phân tích, muốn thực hiện được mục tiêu phát triển văn hóa bền vững cần đưa các hoạt động văn hóa về giá trị thực chất, khơi dậy ở người dân ý thức bảo vệ văn hóa, đạo đức truyền thống. Ví dụ, xây dựng văn hóa trong nông thôn mới không phải xây dựng là các thiết chế văn hóa để đạt tiêu chí nông thôn mới, mà điều quan trọng là phải thông qua nông thôn mới khơi dậy văn hóa làng xã, với tình làng, nghĩa xóm, "tối lửa tắt đèn có nhau", đặc biệt là phát huy tinh thần làm chủ của người dân trong xây dựng nếp sống văn hóa, gắn văn hóa với phát triển kinh tế. "Trong lĩnh vực văn hóa đôi khi không phải vấn đề ngân sách mà là cách làm", đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nhận xét.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phát biểu tại hội trường. |
Không thể cải tạo môi trường chỉ bằng các biện pháp đơn lẻ
Về vấn đề môi trường, mặc dù đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đánh giá thời gian qua chúng ta đã thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả, song đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) chưa đồng tình quan điểm này.
Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, thời gian qua nhiều vấn đề môi trường đã xảy ra và tình hình ô nhiễm không khí, đặc biệt ở thành phố lớn đã lên đến mức báo động đỏ. Nguồn khí thải độc hại không phải chủ yếu ở phương tiện giao thông đường bộ mà chiếm đến 75% từ nguồn thải khác. Sự can thiệp chính sách phải phối hợp nhiều ban ngành địa phương mới có khả năng khắc phục.
Không thể cải tạo môi trường không khí chỉ bằng những biện pháp đơn lẻ, những giải pháp che giấu kết quả quan trắc hay xử phạt vi phạm mà cần có sự vào cuộc thực sự của cơ quan chức năng, đại biểu nhấn mạnh.
Nhắc đến vụ việc ô nhiễm nguồn nước đã tạo hình ảnh rất "đặc biệt" ở Thủ đô như thời bao cấp khi người dân xếp hàng lấy nước, đại biểu cho rằng sự việc này làm lộ sự lỏng lẻo trong quản lý nguồn nước, tạo ra nhiều khe hở để những kẻ không có lương tâm luồn lách thu lợi trên sức khỏe người dân. Do đó, cần rà soát các văn bản pháp luật đã ký cho các công ty cấp nước đã cổ phần hóa để đảm bảo nguồn nước trên phạm vi cả nước.
"Các dự án xẻ núi, phá rừng nếu rà soát lại đều tìm thấy những bất cập, khuyết điểm, khi bị nhân dân và báo chí phanh phui lại tìm ra cách che đậy không từ thủ đoạn nào lấp liếm tội ác và lại được bộ phận những người có trách nhiệm tặc lưỡi cho qua với những suy nghĩ đơn giản là môi trường là cái gì đó rất chung chung, không chết ngay đâu mà sợ", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phát biểu tại hội trường.
Cần đưa vụ việc Biển Đông ra toà quốc tế
Đề cập đến việc khai thác cạn kiệt tài nguyên môi trường, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nói không thể không nhắc đến nước láng giềng Trung Quốc. Khi họ khai thác cạn kiệt tài nguyên từ biển của họ, họ sẽ vươn sang các vùng biển lân cận và vươn xa hơn trên Biển Đông.
"Chúng ta cần công khai cập nhật chi tiết các hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm luật pháp quốc tế của họ để dư luận tiến bộ Việt Nam và trên toàn thế giới, bao gồm cả nhân dân Trung Quốc được biết. Các phương pháp chúng ta sử dụng trong thời gian vừa qua với phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiên quyết, kiên trì xử lý hành vi xâm phạm chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình không làm giảm đi lòng tham của họ", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nêu rõ.
Do đó, đại biểu tỉnh An Giang đề nghị cần có thêm các biện pháp mới theo nguyên tắc mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã khẳng định "là không bao giờ nhân nhượng với những gì thuộc về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ".
Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, rất nhiều ý kiến cử tri đề nghị đưa vụ việc ra tòa án quốc tế, tuy nhiên chúng ta không chỉ kiện Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính mà chúng ta sẽ đưa toàn bộ các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam, xây dựng trái phép, quân sự hóa nhiều đảo, bãi đá trong Biển Đông suốt thời gian qua. Khi có chính nghĩa, dư luận quốc tế và ngay bản thân nhân dân Trung Hoa sẽ hiểu sự phi lý của chính quyền, không chính phủ nào có thể phớt lờ lẽ phải hiển nhiên được cộng đồng quốc tế công nhận./.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Công chức chây ỳ đến mấy cũng khó bị đuổi việc vì luật
- ·Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y nhân sự mới
- ·Năm mới, khí thế mới và quyết tâm thắng lợi
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Sáng 11/7, khai mạc phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Nhân sự UBND 2 tỉnh Lào Cai, Hưng Yên
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·Việc xử lý cán bộ vi phạm giúp Đảng bộ tỉnh Đồng Nai thêm vững mạnh
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Đình chỉ 2 khu du lịch không có giấy phép hoạt động
- ·Phát triển du lịch xanh và bền vững
- ·Thủ tướng: Tuyên Quang phải trở thành cứ điểm quan trọng của ngành gỗ Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La
- ·Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường
- ·Đảm bảo “luồng Xanh quốc gia” thông suốt, đặc biệt là lương thực, thực phẩm
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·TPHCM kích hoạt “luồng xanh” cho phương tiện hàng hoá thiết yếu vào thành phố