【đội tuyển bóng đá quốc gia iceland】Trồng rau sạch đảm bảo an toàn thực phẩm
(CMO) Để đảm bảo chất lượng bữa ăn trong gia đình, mỗi gia đình hội viên phụ nữ xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước có ít nhất 50 m2 đất để trồng rau sạch, tiêu biểu là phụ nữ ấp Cái Hàng.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Cái Hàng Lương Ánh Tuyết cho biết, ấp Cái Hàng có 8 tổ phụ nữ, mỗi gia đình có ít nhất 50 m2trồng rau sạch, không sử dụng phân hoá học để bón rau. Tiêu biểu là Tổ 4, nhiều chị em mỗi ngày thu nhập vài trăm ngàn từ mô hình này.
Mỗi hội viên phụ nữ trên địa bàn ấp Cái Hàng đều ý thức được an toàn vệ sinh thực phẩm nên không sử dụng thuốc trong việc trồng rau. |
Vợ chồng chị Huỳnh Thị Miền chỉ có 8 công đất nhưng phải lo cho các con ăn học, trong khi thu nhập từ nuôi tôm rất bấp bênh. Thế nên hơn 10 năm nay vợ chồng dành ra vài trăm mét vuông đất lên liếp trồng rau, mỗi ngày cho thu nhập gần 200 ngàn đồng.
Đến thăm gia đình chị Miền khi chị đang đem rau ra chợ bán. Anh Trần Minh Thắng, chồng chị Miền, chia sẻ: "Do trồng rau không có sử dụng thuốc nên vợ chồng tôi chọn các loại rau ít sâu như rau cần, diếp cá, rau muống, quế, ngò gai,… Cũng nhờ thu nhập từ những luống rau mà các con của tôi học hành đến nơi đến chốn, có việc làm ổn định".
Mùa mưa trồng dưa gang, bí rợ trên bờ vuông, còn mùa này gia đình chị Nguyễn Thị Hún trồng đậu rồng, các loại rau, cải, quế…, phân để bón rau được ủ từ rác quét dọn xung quanh nhà.
Chị Hún chia sẻ, từ khi chị về làm dâu ở ấp Cái Hàng thì gia đình chồng chị đã trồng rau sạch để bán. Từ đó đến nay đã hơn 10 năm, ngày nào chị cũng tất bật với việc tưới rau, hái rau để đem giao cho các chị em có điều kiện mang ra chợ bán. Theo chị Hún, trồng rau là thu nhập chính đối với gia đình chị, vì gia đình có hơn 10 công đất nhưng nuôi tôm thu nhập tháng có tháng không.
Chị Lương Ánh Tuyết cho biết, trước đây vệ sinh môi trường trên địa bàn ấp bề bộn, rác vứt bừa bãi, từ khi vào hội phụ nữ các chị cùng nhau thi đua thực hiện tốt các phong trào như mô hình “5 không, 3 sạch”. Nhà cửa quét dọn sạch sẽ, rác xung quanh nhà được gom lại ủ làm phân, còn chai lọ chị em gom lại bán phế liệu làm quỹ hỗ trợ chị em khó khăn. Hầu hết chị em phụ nữ trên địa bàn ấp đều ý thức cao trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chị em phụ nữ rất chịu thương chịu khó, ngoài trồng rau, chị em thành lập tổ làm chả cá, mắm cá phi nên không có chị em đi lao động ngoài tỉnh, cũng như không có thời gian nhàn rỗi để phát sinh các tệ nạn. Chị em lo làm kinh tế và tập trung nuôi dạy con cái, vừa đảm bảo hạnh phúc gia đình./.
Hồng Phượng
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhói lòng nghe tâm sự của một người vợ đi ngoại tình
- ·Bị phạt hơn 90 triệu vì hàng xóm tố chủ nhà bất ngờ trả đũa
- ·Lãnh đạo Địa ốc Alibaba bị bắt, khách hàng lũ lượt kéo đến công ty đòi tiền
- ·Pháp điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế 2024
- ·Mẹ xin lỗi vì không thể giữ con lại…
- ·Hết thời hạn cao ốc sai phép vẫn chình ình ở trung tâm Hà Nội
- ·Những thư viện tại gia đốn tim hội mọt sách
- ·Bình Định: Bất chấp lệnh cấm, nhà ở xã hội “biến” thành homestay
- ·Mời tham gia viết chủ đề: “Yêu nhanh, sống thoáng nên không?”
- ·Hai tổ ấm triệu đô của vợ chồng Lương Triều Vỹ
- ·Bàn ăn gỗ óc chó 8 ghế Ahome
- ·Biến phế liệu thành nội thất thu hàng chục triệu mỗi tháng
- ·Cảnh giác với những lời rao có cánh khi giao dịch bất động sản tại Khánh Hòa
- ·Ngắm dinh thự hàng chục tỷ đẹp hoàn mỹ của nữ hoàng nội y
- ·Lãnh đạo tỉnh Long An thăm, chúc tết Chi hội Tin lành Thuận Mỹ
- ·Nhà cũ nát bỗng nguy nga như cung điện trong mơ nhờ kính và cây
- ·Công trình càng đình chỉ càng xây cao giữa trung tâm Hà Nội
- ·Đại gia 28 tuổi chơi lớn chi hơn trăm tỷ mua gom loạt nhà đất
- ·Anh đã vay em
- ·Cơ hội vàng xuống tiền chốt ‘giá hời’ căn hộ 5 sao ở Hà Nội