【tỷ lệ anh】'Tim khẩu' Thủ tướng về vấn đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc
Đây cũng chính là “điểm nóng” của phiên chất vấn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chiều nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn trả lời chất vấn
Mở đầu nội dung chất vấn của mình. Đại biểu Thượng tọa Thích Thanh Quyết bày tỏ chân thành nhận định: Kinh tế đất nước đang trên đà phát triển bền vững,ẩuThủtướngvềvấnđềBiểnĐôngvàquanhệvớiTrungQuốtỷ lệ anh cử tri cả nước yên tâm vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, đồng bào các dân tộc tôn giáo cả nước sẽ nhất tâm cùng Đảng và Chính phủ xây dựng cuộc sống đạo pháp đồng hành.
“Cả dân tộc hoặc nói ra hoặc không nói ra, mọi người dân Việt Nam đều thấm thía giá trị của hòa bình ổn định, nhất là khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta thể, sự kiên quyết thống nhất trong toàn đảng toàn dân là ý niệm rất tốt cho vượng khí của nước nhà. Song cử tri muốn nghe từ tim khẩu của Thủ tướng: Xin Thủ tướng Quan điểm của Đ, nhà nước ta đối với vấn đề biển đông và Trung Quốc bằng cách ngắn gọn nhất dễ nghe dễ hiểu nhất nhưng lại súc tích đầy đủ nhất.”, vị Thượng tọa nêu câu hỏi.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết chất vấn Thủ tướng Chính phủ tại Quốc hội
Trước câu hỏi trên, với thái độ bình tĩnh, kiên quyết, người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Dù với Trung Quốc hay bất cứ nước nào, chúng ta cũng phải thực hiện nhất quán kiên trì đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước được nêu rõ trong Hiến pháp. Đó là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”
Qua đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Riêng ta với Trung Quốc là quan hệ hai nước láng giềng. Dù mưa hay nắng thì cũng mãi mãi là láng giềng. Chúng ta hết sức mong muốn Việt Nam-Trung Quốc chân thành hợp tác để gìn giữ hòa bình ổn định hợp tác cùng có lợi, cùng thịnh vượng.; để thực hiện thực chất hiệu quả phương châm 16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt. Chúng ta mong muốn 2 bên chân thành hợp tác để giải quyết những bất đồng giữa 2 nước về vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển đảo theo công ước quốc tế và các thỏa thuận lãnh đạo cấp cao giữa hai nước”.
Để nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ nhất về quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, Thủ tướng cho rằng có thể gói gọn trong 6 chữ: “Vừa hợp tác vừa đấu tranh”.
““Vừa hợp tác vừa đấu tranh để có hòa bình hữu nghị tin cậy lẫn nhau; Vừa hợp tác vừa đấu tranh để cùng có lợi cùng phát triển cùng thịnh vượng; Vừa hợp tác vừa đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của đất nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của chúng ta trên cơ sở đường lối đối ngoại nhất quán.”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.
Sẽ nghiên cứu đề xuất thành lập Bộ Kinh tế biển
Trước đó, cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi: “Trong năm gần đây, Chính phủ có những bước đầu tư đáng kể gì để phát triển kinh tế biển đảo? Tôi cho rằng cần bớt đầu tư công trong bờ để giành nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển!”. Ngoài ra, đại biểu Đương kiến nghị Chính phủ nên thành lập Bộ Kinh tế biển trên cơ sở tách một phần chức năng của Bộ TN-MT và Bộ PT-NNNT để có 1 cơ quan tham mưu cho Chính phủ phát triển kinh tế biển đảo.
Trả lời câu hỏi trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, thời gian qua Chính phủ đã có kế hoạch triển khai hành động làm sao vừa phát triển kinh tế vừa bảo đảm chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên Chính phủ cũng cần phải nố lực làm tốt hơn nữa trong đó căn cứ vào khả năng ngân sách sẽ chú trọng đầu tư phát triển kinh tế biển đảo nhằm bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
Về đề xuất thành lập Bộ kinh tế biển, theo Thủ tướng hiện tại rất khó có thể làm được. “ Kinh tế biển là lĩnh vực khá rộng, khó có thể giao cho 1 Bộ đảm nhận
mà cận có sự phối hợp của nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Bộ TN-MT hiện chỉ quản lý tài nguyên biển còn từng lĩnh vực lại giao cho các bộ khác như: khai thác thủy sản giao cho Bộ NN-PTNT; vận tải biển giao Bộ GT-VT; khai thác dầu khí trên biển thuộc Bộ CT; du lịch là Bộ VH-TT-DL…” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phân tích. Tuy nhiên người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định sẽ ghi nhận ý kiến của đại biểu và nghiên cứu cho nhiệm kỳ sau.
Hoàng Vũ
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Báo Nga tiết lộ thông tin về tàu ngầm bí mật của Trung Quốc
- ·Dự báo thời tiết ngày 7/4: Bắc Bộ mưa lạnh, Nam Bộ nắng nóng
- ·LHQ lo ngại thế giới đi chệch hướng trong cuộc chiến biến đổi khí hậu
- ·Độc đáo sản vật Việt Nam tại Lễ hội các Đại sứ quán ở Hà Lan
- ·Trẻ sơ sinh bị ép phơi nắng để chữa bệnh
- ·Philippines vượt Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới
- ·Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại là chưa tới
- ·Bộ Ngoại giao lên tiếng về thông tin Việt Nam đàm phán mua máy bay F
- ·Nga đưa thành công vệ tinh quân sự lên quỹ đạo
- ·Thị trường Mỹ: Cơ hội lớn thế nào cho xuất khẩu dệt may năm 2024?
- ·Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 6/6/2015
- ·Giá cao nhất trong 30 năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam được hưởng lợi ra sao?
- ·Hình ảnh dẫn giải cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn hầu tòa
- ·Kho bạc Nam Định giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 42%
- ·4 tàu chiến Ấn Độ tiến vào Biển Đông
- ·Giá cả không biến động trong ngày mùng 1 Tết Tân Sửu
- ·Sôi động cuộc Đua Thuyền rồng quốc tế tại cảng Victoria
- ·An toàn du lịch được đặt lên hàng đầu
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine chuẩn bị cho cuộc chiến trên mặt trận tài chính
- ·Hà Nội sẵn sàng trước giờ G Hội nghị thượng đỉnh Mỹ