【số liệu thống kê về napoli gặp a.c. monza】Bệnh sởi gia tăng đáng quan ngại, ngành y tế có giải pháp gì ?
Số ca bệnh sởi gia tăng đáng quan ngại ở tỉnh. Thời điểm tháng 9 chỉ có 12 ca bệnh,ệnhsởigiatăngđngquanngạingnhytếcgiảsố liệu thống kê về napoli gặp a.c. monza trong khi từ đầu tháng 10 đến 20-10 đã ghi nhận thêm 86 ca bệnh, tổng số ca bệnh sởi đến nay đã là 98 ca, cả năm 2023 không ghi nhận ca bệnh nào. Ngành y tế nhận định nguy cơ dịch bùng phát luôn tiềm ẩn nếu không chủ động dự phòng hiệu quả.
Bác sĩ chăm sóc bệnh nhi mắc sởi tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.
Nhiều trẻ mắc bệnh sởi đều thuộc diện chưa tiêm vắc-xin
Ghi nhận tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, số trẻ nhập viện sốt phát ban nghi sởi gia tăng nhiều trong tháng 10 này, có ngày cao điểm hơn 10 trẻ nằm viện theo dõi và điều trị bệnh sởi, phòng cách ly của khoa đang quá tải.
Bác sĩ Trần Kỹ, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, nhận định: “Nhiều năm trước hầu như không có trường hợp mắc bệnh sởi, nhưng tình hình bệnh sởi năm nay diễn biến tăng, nhất là trong tháng 10, vào thời điểm hiện tại khoa có trên 10 bé đang điều trị bệnh sởi hoặc theo dõi nghi ngờ sởi. Khoa chỉ có 1 phòng dành cách ly bệnh nhân sởi có 6 giường, có ngày có 7 bệnh, còn 1 phòng theo dõi nghi sởi có 4 giường thì nằm kín hết. Đa số trẻ có triệu chứng sốt, ho khan, có trẻ vào đã phát ban, mắt đỏ,… Trong những trẻ nằm viện, có trẻ diễn biến bệnh nặng hơn, phải thở oxy. Chúng tôi theo dõi sát tình hình diễn biến bệnh của trẻ để chăm sóc, điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của trẻ”.
Điều khiến các gia đình lo lắng là trẻ chưa kịp tiêm vắc-xin đã mắc bệnh. Anh Nguyễn Trọng Nghĩa, ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, cho biết: “Con tôi 10 tháng tuổi, đáng ra tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi từ lúc được 9 tháng tuổi, nhưng do cháu bị bệnh nên thời điểm đó chưa thể tiêm vắc-xin, giờ chưa kịp tiêm đã mắc bệnh sởi”.
Bé Đ.D.M. cũng 10 tháng tuổi, cùng ở xã Xà Phiên, đang nằm viện điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh. Chị Đinh Thị Cẩm Giang, mẹ bé D.M., chia sẻ: “Nhân viên y tế ở trạm y tế xã hẹn ngày 4-10 này đến tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho cháu, vì tháng trước bé chưa đủ tuổi tiêm, nhưng chưa đi tiêm đã bệnh”.
Trao đổi về tình hình bệnh sởi ghi nhận trong gần 10 tháng qua, ông Lê Văn Chúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thông tin: “Bệnh sởi gia tăng ở tỉnh trong tháng 9 và tháng 10 này, tỉnh đã có 98 ca bệnh, trong đó có những trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc-xin, trẻ hoãn tiêm, trẻ chống chỉ định, chưa rõ tiền sử tiêm vắc-xin mắc bệnh. Người mắc bệnh tập trung nhiều ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhưng trẻ trên 5 tuổi vẫn mắc bệnh. Vì vậy, không chỉ phòng bệnh cho trẻ nhỏ, mà còn cần quan tâm phòng bệnh cho trẻ lớn hơn”.
Đề xuất triển khai tiêm vắc-xin sởi - rubella bổ sung cho khoảng 3.200 trẻ
Ông Lê Văn Chúc thông tin thêm, chúng tôi đã tham mưu Sở Y tế tỉnh triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin sởi - rubella (MR) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024. Ngành y tế đã đánh giá nguy cơ bệnh sởi tại 8 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Kết quả đánh giá cho thấy, trên địa bàn tỉnh có thành phố Ngã Bảy nguy cơ rất cao, huyện Phụng Hiệp nguy cơ cao, huyện Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, thành phố Vị Thanh nguy cơ trung bình và huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ nguy cơ thấp.
Ông Chúc nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận định triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin sởi - rubella trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024 là giải pháp phòng bệnh hiệu quả rất cần thiết. Nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi, dịch sởi xảy ra tại tỉnh”.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề xuất đối tượng tiêm trong chiến dịch này là trẻ từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin chứa thành phần sởi đang sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh.
Số liệu dự kiến của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có gần 3.200 trường hợp cần tiêm vắc-xin trong chiến dịch. Tuy nhiên số lượng có thể thay đổi tùy thuộc kết quả điều tra thực tế từ địa phương. Trước khi thực hiện chiến dịch sẽ triển khai điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm.
Dự kiến hình thức triển khai chiến dịch sẽ tổ chức chiến dịch tiêm tại các cơ sở y tế, trạm y tế xã, phường, thị trấn và các trường tiểu học, mẫu giáo mầm non, nhà trẻ một hoặc nhiều đợt theo cụm xã, tùy vào điều kiện của từng địa phương. Sau đó, thực hiện tiêm vét tại trạm y tế cho những trẻ bị sót ngay cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.
HỒNG DIỄM
(责任编辑:Thể thao)
- ·Số tiền đó giúp Sơn được 2 lần truyền thuốc!
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/10/2023: Tỷ giá Yen Nhật, Yen VCB, Yen chợ đen tiếp tục đà giảm
- ·Ukraine nhận thêm vũ khí, Nga cảnh báo Mỹ leo thang chiến sự
- ·Hé lộ tính năng lựu pháo M777 của Mỹ chuyển cho Ukraine
- ·Bầu 3 tháng phát hiện chồng có tình nhân bên ngoài
- ·PGS Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80
- ·Giá thép hôm nay ngày 21/10/2023: Tăng nhẹ, bán hàng thép tháng 9 lần đầu tăng trưởng dương
- ·Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển bảo hiểm xã hội đều tăng
- ·Là vợ nhưng tôi luôn phải chủ động...
- ·Tuyển sinh Đại học Huế 2018: Nhiều điểm mới
- ·Quốc lộ 1A: Nhức nhối tình trạng phá thiết bị chống lóa
- ·Sách giáo khoa sẽ không còn vị trí độc tôn trong giảng dạy
- ·Bắt hơn 8 tấn vảy tê tê tại cảng Hải Phòng lớn nhất từ trước đến nay
- ·Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới: Nhìn từ vụ xe ô tô khách bị vùi lấp tại Hà Giang
- ·Cụ bà 85 tuổi, cụt tay, bị bỏng…thoi thóp trên tấm chiếu rách
- ·Những thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1/7/2024
- ·Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Nữ giáo viên kể giây phút bảo vệ học sinh trong vụ xả súng
- ·Cám cảnh gia đình bé bệnh tim người dân tộc Ê Đê
- ·Hàng nghìn tiến sĩ nhưng nghiên cứu khoa học được thương mại hóa quá ít