【keo cai con】Kinh tế hợp tác mờ nhạt vai trò “bà đỡ”, do đâu?
Từ lâu, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp được xem như "bà đỡ" cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn. Tuy nhiên, qua thực tế, hoạt động của hầu hết các HTX trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân cũng như vai trò cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, Nhà nước… Hiện tại, các HTX trong tỉnh đang ráo riết chuyển đổi mô hình theo HTX kiểu mới, tuy nhiên, sẽ vẫn chỉ là “bình cũ, rượu mới” nếu như cơ chế chính sách thay đổi thiếu đồng bộ.
Từ lâu, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp được xem như "bà đỡ" cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn. Tuy nhiên, qua thực tế, hoạt động của hầu hết các HTX trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân cũng như vai trò cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, Nhà nước… Hiện tại, các HTX trong tỉnh đang ráo riết chuyển đổi mô hình theo HTX kiểu mới, tuy nhiên, sẽ vẫn chỉ là “bình cũ, rượu mới” nếu như cơ chế chính sách thay đổi thiếu đồng bộ.
Luật HTX năm 2012 ra đời được coi là "cơn gió mát" thổi vào kinh tế tập thể vốn dĩ đang gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều HTX gặp không ít khó khăn, cần trợ giúp. Trong toàn tỉnh Cà Mau đã có 12 HTX chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, tuy nhiên, về hình thức thì đã chuyển đổi nhưng nội dung vẫn chưa có sự mới mẻ nào.
Xây dựng chưa đúng tầm
HTX Ánh Ðào, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, là một điển hình về sự chậm thay đổi nội dung hoạt động. Tiền thân là tổ hợp tác may thảm, ra đời năm 2010, đến năm 2014 nâng lên thành HTX với vốn điều lệ 100 triệu đồng. Ngành nghề chủ yếu của HTX là làm dịch vụ may thảm, làm cây lau nhà. Mặc dù HTX đã được Nhà nước hỗ trợ về máy móc, thiết bị hiện đại để hoạt động, nhưng do nhận thức còn chưa tiến bộ nên quy mô của HTX còn nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, thiếu đồng bộ.
HTX Lý Văn Lâm đã đầu tư máy móc, nhà xưởng khá hiện đại, đang chờ nguyên liệu để bắt đầu hoạt động. |
Chị Nguyễn Thị Bé Ðào, Giám đốc HTX Anh Ðào, cho biết: “Vốn ít, lao động chủ yếu làm bán thời gian nên việc mở rộng sản xuất là chưa thể”.
Mặc dù đã được chuyển đổi sang kiểu mới, nhưng do hạn chế về trình độ nên việc kinh doanh của HTX cũng gặp nhiều khó khăn. HTX chưa ký được những đơn đặt hàng lớn; lao động cũng không hợp đồng; thậm chí hoá đơn mua bán cũng chưa thể làm được. Chị Bé Ðào cho biết thêm: “Một mình phải tự tìm nguồn nguyên liệu, rồi đầu ra cho sản phẩm, rồi thuê lao động làm nên rất vất vả. Mặc dù đã được chuyển đổi nhưng chúng tôi vẫn chưa được hỗ trợ về vốn để sản xuất cũng như về xúc tiến thương mại. Những khó khăn này là rào cản để HTX phát triển”.
Tiền thân là HTX Quyết Thắng chuyên về lĩnh vực nông nghiệp, HTX Lý Văn Lâm (xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) cũng mới vừa chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới. Ngành nghề hoạt động chủ yếu của HTX là kinh doanh rau sạch. Hiện HTX đang trong giai đoạn ổn định tổ chức và chuẩn bị hoạt động vào đầu năm 2016. Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm Nguyễn Hạnh Phúc bộc bạch: “Thực ra cái khó lớn nhất của HTX nông nghiệp đã qua là do trình độ quản lý của lãnh đạo HTX còn hạn chế; thêm vào đó là sự hỗ trợ của Nhà nước chưa tới nên dẫn đến hoạt động kém hiệu quả”. Với mô hình HTX kiểu mới này, xã Lý Văn Lâm hy vọng sẽ tạo được một hình mẫu trong phát triển kinh tế tập thể tại địa phương.
Mờ nhạt vai trò "bà đỡ"
Ông Ðỗ Văn Sơ, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Cà Mau, nhận định: “Xã đạt chuẩn NTM chỉ cần có 1 tổ hợp tác hoặc 1 HTX làm ăn hiệu quả 3 năm liền là coi như đạt yêu cầu. Yêu cầu này xem ra còn quá đơn giản. Nhiều xã trên địa bàn tỉnh hiện đã đạt tiêu chí này nhưng vấn đề sản xuất vẫn chưa được tổ chức tốt, đời sống đa số nông dân vẫn chưa được nâng lên từ mô hình này”.
Ðể giải thích thêm, ông Ðỗ Văn Sơ dẫn chứng: “Như với xã Trần Hợi chẳng hạn, gần 15.000 nhân khẩu nhưng chỉ có 1 HTX dịch vụ nông nghiệp với 8 thành viên thì làm sao có thể làm chuyển biến tình hình kinh tế tập thể tại địa phương. Kinh tế tập thể chỉ có thể phát huy vai trò “bà đỡ” khi có khoảng 1/3 hoặc 50% nhân khẩu trong xã đó tham gia”.
Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 276 HTX, tuy nhiên, số HTX làm ăn hiệu quả thật sự thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Thậm chí số HTX hoạt động đúng theo Luật HTX năm 2012 chỉ là 12 HTX. Nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả đang chờ “khai tử”.
Theo ông Ðỗ Văn Sơ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của các HTX nông nghiệp. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sống vật vờ của không ít HTX hiện nay do sự thụ động trong nội tại của HTX.
Thứ nhất, do năng lực của cán bộ quản lý HTX, nhất là HTX nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong cơ chế thị trường. Hiện nay, có rất ít cán bộ HTX có trình độ cao đẳng, đại học; đa số mới qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do liên minh HTX và các ngành khác tổ chức.
Do trình độ yếu nên kỹ năng quản trị HTX còn yếu và tổ chức hoạt động của HTX còn nhiều hạn chế cũng là đương nhiên. Hằng năm, Liên minh HTX tỉnh đều mở các lớp đào tạo chính quy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộ quản lý và xã viên HTX, song kiến thức đào tạo rất khó áp dụng vì cán bộ HTX có trình độ học vấn thấp, nếu đào tạo ngắn hạn thì khó có sự chuyển biến.
Thứ 2 là thiếu vốn, đây là thực trạng chung của các HTX hiện nay. Bình quân HTX nông nghiệp có vốn điều lệ khoảng vài trăm triệu đồng thì khó có khả năng phát huy được sức mạnh nội lực. Vốn ít, cùng với việc không có tài sản bảo đảm khiến các ngân hàng cũng ngại cho vay. Hiện nay, số HTX có trụ sở riêng rất ít, hầu hết các HTX chưa có đất để làm trụ sở hoặc chưa có điều kiện đầu tư, phải thuê nhà xã viên làm nơi làm việc.
Thiếu vốn dẫn đến một hệ quả tất yếu là các HTX không thể mở rộng sản xuất, kinh doanh. Các phương tiện làm việc, máy móc phục vụ sản xuất lạc hậu nên không đem lợi nhuận cho các thành viên.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân đã đẩy các HTX bên bờ vực phá sản, đó chính là ở nhiều nơi các cấp chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vị trí vai trò của kinh tế tập thể nên thiếu quan tâm lãnh đạo, buông lỏng quản lý đối với HTX dẫn đến HTX yếu kém, ngừng hoạt động nhiều năm nhưng không có biện pháp củng cố hoặc giải thể. Có nhiều người nhận định rằng, nếu không có tiêu chí 13 trong xây dựng nông thôn mới thì ở nhiều địa phương cũng chẳng ngó ngàng đến khu vực kinh tế HTX.
Chính vì vậy, kinh tế tập thể chỉ có thể làm tốt vai trò “bà đỡ” khi có sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt trong hỗ trợ chính sách phát triển HTX./.
Bài và ảnh: Ngọc Huệ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bắc Ninh: Đưa năng suất, chất lượng trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành
- ·Phó Thủ tướng đề nghị làm rõ nghịch lý giá thịt lợn
- ·Lại Đây Refill Station đầu tiên được khai trương tại TP.HCM
- ·Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đối mặt với khó khăn
- ·Chính phủ yêu cầu giữ mức nợ công không quá 60% GDP đến năm 2030
- ·Bảo vệ xuất sắc đề tài “Xây dựng thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam”
- ·Khai mạc triển lãm “Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn – TP.HCM”
- ·Xuất khẩu thủy sản bật tăng trở lại trong nửa đầu tháng 2/2023
- ·Những việc cần làm để đến năm 2022 Việt Nam gỡ 'Thẻ vàng' của EC
- ·Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng
- ·Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- ·Nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Mexico
- ·Kho bạc Sơn La yêu cầu bổ sung hồ sơ thanh toán với 259 món chi
- ·Xác minh tài xế vừa lái xe buýt vừa nhắn tin ở Đắk Lắk
- ·Giá vàng hôm nay 15/12: Giảm rồi tăng thẳng đứng khi lãi suất tại Mỹ đi lên
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc song phương bên lề ASEM 12
- ·Sau kết quả thanh tra sẽ xem xét đến các công trình xây dựng trên đất rừng phòng hộ
- ·Áp lực lạm phát năm 2020 sẽ là rất lớn
- ·Giấy đăng ký lưu hành thuốc mới sẽ giảm từ 12 tháng xuống còn 9 tháng
- ·Có được quy đổi số giờ làm thêm ra ngày công?