【union de santa fe】Chọn học trường nghề hay cứ nhất thiết theo đại học?
Chọn trường là bài toán kinh tế
Xác định hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều thí sinh đã sớm có định hướng học nghề để giảm chi phí học tập, song vẫn còn nhiều thí sinh băn khoăn giữa việc học cao đẳng nghề hay học đại học. “Năm nay, em được 20,5 điểm khối A nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn thì nên học nghề hay học đại học?”, một thí sinh đặt câu hỏi xin lời khuyên của các thầy cô, nhà tư vấn tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp đại học, cao đẳng năm 2018.
Trước băn khoăn của thí sinh, TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội chia sẻ: “Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều thí sinh những năm qua, tôi thấy học cao đẳng nghề là lựa chọn thông minh. Thời gian học sẽ ngắn hơn nên sinh viên sẽ sớm được đi làm để có thu nhập. Sau khi học cao đẳng, nếu có điều kiện các em cũng sẽ có thể học liên thông lên bậc cao hơn và được cấp bằng đại học chính quy theo quy định. Chọn trường chọn nghề là bài toán kinh tế cho các em học sinh có học lực không quá cao”.
TS Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) khuyên phụ huynh và các em thí sinh có thể truy cập vào một ứng dụng (App store) trên điện thoại di động của mình theo từ khóa "Chọn nghề"; từ đó có một phần mềm để ra tất cả thông tin liên quan đến các ngành nghề, trường trung cấp, cao đẳng nghề uy tín của nhà nước. Ứng dụng còn chỉ rõ mức học phí, cơ hội thăng tiến việc làm phù hợp với từng năng lực mỗi người.
Theo ông Vũ Xuân Hùng, thống kê của 63 tỉnh, thành về nguồn lao động cơ bản trong tương lai, từ giai đoạn 2025 - 2030 tập trung vào dịch vụ, công nghệ, kĩ thuật... Còn thống kê của Trung tâm Dự báo việc làm thì tới năm 2025, Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 4,6 triệu việc làm so với năm 2015. Nguồn lao động này tập trung chủ yếu ở các nhóm ngành: Kĩ thuật công nghệ, nghệ thuật giải trí... Riêng ngành dịch vụ du lịch dự kiến tăng khoảng 1,2 triệu việc làm.
Bên cạnh đó, có những lĩnh vực không tăng việc làm, tức giữ nguyên như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải... Một số lĩnh vực còn giảm đi như khai khoáng vì độ nguy hiểm cao và có ứng dụng công nghệ rồi. Việc làm trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, quản lý nhà nước cũng có thể giảm đi.
Ông Hùng cũng thông tin, hiện tại, cộng đồng ASEAN đã kí kết với nhau 8 lĩnh vực được dịch chuyển tự do trong nội khối: Kĩ sư, dịch vụ kĩ thuật, công nghệ kĩ thuật, kế toán, du lịch... Hiện có ngành du lịch đã được dịch chuyển tự do trong nội khối ASEAN. Thời gian tới, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ tiếp tục ban hành thêm chuẩn đào tạo cho các nghề còn lại (du lịch đã hoàn thành) để người học sau khi học xong có thể dịch chuyển việc làm tự do trong nội khối ASEAN.
Cân nhắc khi thay đổi nguyện vọng
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), vấn đề thí sinh quan tâm bao giờ cũng giống nhau, như: Đăng ký xét tuyển, thay đổi nguyện vọng như thế nào để có khả năng trúng tuyển? Điều kiện học tập, chính sách của các trường đối với các ngành đào tạo như thế nào? Cơ hội việc làm và tiền lương ra sao? Đó cũng là sự quan tâm rất là chính đáng của các em.
Bà Phụng cũng khuyên thí sinh: “Năm nay mặt bằng điểm có thấp hơn năm ngoái do đề thi năm nay có tính phân loại cao hơn. Vì vậy, các em phải quan tâm tới tương quan giữa điểm của mình và điểm của những người cùng thi, tương quan giữa điểm của mình và những người cùng đăng ký xét tuyển.
Và các em cũng cần phải quan tâm đến tương quan giữa điểm xét tuyển, trúng tuyển của các trường mà các em đăng ký. Nhìn chung các trường tốp trên vẫn lấy điểm cao, các trường tốp dưới vẫn lấy điểm thấp. Vì vậy, các em cần quan tâm tới tương quan điểm giữa các trường để chọn được trường vừa sức và vừa với mức điểm mà mình đã đạt được".
Cũng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn cho thí sinh chọn ngành, chọn trường, PGS.TS tâm lý Phạm Mạnh Hà nói: “Trước khi thay đổi các nguyện vọng xét tuyển, thí sinh nên dựa vào các yếu tố sau đây: Thứ nhất, cần xem xét kỹ điểm chuẩn của các năm trước. Thứ hai, thứ tự nguyện vọng xét tuyển cần nghiên cứu kỹ lưỡng và chắc chắn, không được thay đổi theo cảm tính. Cuối cùng điều quan trọng nhất là thí sinh phải cân nhắc ngành/nghề mình yêu thích”.
Theo ông Hà, đã có rất nhiều thí sinh vì thấy điểm chuẩn các năm trước của các ngành/trường đó khá thấp, nên thay đổi nguyện vọng. Nhưng các em không biết rằng có rất nhiều bạn cũng mang tâm lý này và dẫn đến cơ hội trúng tuyển không thành. Đối với các trường tốp trên việc thay đổi điểm xét tuyển khá ít, còn các trường nằm top giữa và dưới thường thay đổi rất lớn (có khi từ 2 đến 3 điểm).
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 6/2017
- ·190.000 tấn gạo đã nhập kho dự trữ quốc gia
- ·Tân binh vừa nhập ngũ đã bị trả về, ai làm sai lệch hồ sơ?
- ·Nhiều tập đoàn, tổng công ty khó đạt kế hoạch năm 2020
- ·Tin nhắn mùi mẫn được coi là chứng cứ ngoại tình?
- ·Vi phạm kỷ luật cải tạo trong trại giam Cái Tàu diễn biến phức tạp
- ·Trái phiếu chính phủ: Đa dạng kỳ hạn giúp huy động vốn hiệu quả
- ·Giao thương doanh nghiệp Việt Nam
- ·Mắc hai bệnh hiểm nghèo, bé gái học giỏi vẫn khao khát đến trường
- ·Thúc đẩy nhập khẩu sản phẩm Canada vào Việt Nam thông qua Hiệp định CPTPP
- ·Trao hơn 17 triệu đồng đến em Đinh Ngọc Chinh
- ·Động thổ Dự án chăn nuôi bò sữa tại Cao Bằng
- ·Đầu tư cao tốc thúc đẩy phát triển miền Tây Nam Bộ
- ·Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường thương mại điện tử Singapore
- ·Cha xách vữa chai tay lo cứu con qua cơn 'đói' thuốc
- ·Thu nộp ngân sách 15.679 tỷ đồng từ chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·Vụ chặn xe vào bãi rác Nam Sơn: Lãnh đạo Hà Nội xử lý ra sao?
- ·Nhiều thách thức đối với cân đối ngân sách năm 2021
- ·Danh sách ủng hộ 10 ngày đầu tháng 8/2019
- ·Vụ tàn phá rừng già Sơ Pai: Có thể phải thay cán bộ