【ket qua tran argentina】Tăng trưởng xuất khẩu lo giảm tốc do suy giảm kinh tế từ Mỹ, Trung Quốc
Xuất khẩu giảm tốc sau nửa năm tăng trưởng ấn tượng | |
WB: Đa dạng hoá đối tác thương mại nhằm duy trì tăng trưởng xuất khẩu | |
Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6-7%/năm |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc diễn đàn |
Phát biểu khai mạc Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” ngày 18/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau khi giảm sâu nhất trong quý 3/2021 (âm 6,02%), kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP, tăng trưởng từng bước phục hồi từ quý 4/2021 và phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm 2022 đến nay.
Trong 8 tháng năm 2022, kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ với nhiều điểm sáng như: dịch bệnh được kiểm soát; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng tốt; hoạt động bán lẻ phục hồi mạnh; xuất nhập khẩu tăng trưởng tích cực, cán cân thương mại xuất siêu gần 4 tỷ USD.
Giải ngân FDI khả quan; thu ngân sách đạt khá nhờ kinh tế phục hồi; lạm phát thấp, lãi suất, tỷ giá chịu áp lực tăng song vẫn trong tầm kiểm soát; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân tiếp tục phục hồi. Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)..., dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam từ 6,7-7,5%, lạm phát dưới 4%.
Mới đây, trong tháng 8/2022, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 8,5% năm 2022, mức cao nhất ở khu vực châu Á - Thái bình dương. Bên cạnh đó, vào ngày 6/9/2022, tổ chức này nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng ổn định. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong 4 quốc gia trên thế giới được Moody’s nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.
Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đang và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Việc giữ vững, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô mà nói rộng hơn là nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế, thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội còn rất nhiều thách thức như: rủi ro, thách thức do suy giảm kinh tế, bất ổn tài chính trên thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề cập tới góc độ, một số cấu phần của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội triển khai còn chậm, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Giải ngân đầu tư công còn chậm và vẫn là điểm nghẽn, đến hết tháng 8/2022 mới chỉ đạt 39,2%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021. Lạm phát tăng chậm lại song vẫn duy trì ở mức cao và áp lực tăng trở lại khi hoạt động kinh tế trở lại bình thường.
Nợ xấu tiềm ẩn, xử lý các tổ chức tín dụng, ngân hàng yếu kém, cơ cấu lại hệ thống tài chính - ngân hàng còn nhiều thách thức, khó khăn; thị trường tiền tệ, chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp...); thị trường bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro, phát triển thiếu lành mạnh, bền vững.
Toàn cảnh phiên khai mạc diễn đàn |
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Việt Nam đang đứng trước tình hình thế giới và trong nước thay đổi rất nhanh, nhiều biến động, bất ổn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó dự báo.
Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài. Cụ thể, về xuất khẩu, mặc dù đạt được kết quả tích cực trong những tháng đầu năm, tăng trưởng xuất khẩu có thể giảm tốc do suy giảm kinh tế của các đối tác nhập khẩu chính, nhất là ba nền kinh tế lớn là Mỹ, EU và Trung Quốc.
Về đầu tư, ông Nguyễn Xuân Thắng phân tích, tuy chiếm tỷ lệ không quá cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng vốn đầu tư công lại có vai trò rất quan trọng, là nguồn vốn “mồi” dẫn dắt tăng trưởng kinh tế và các dòng vốn đầu tư tư nhân. Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công tạo ra những hệ luỵ dây chuyền, đang ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
"Khó khăn sẽ gia tăng nếu dòng vốn đầu tư gián tiếp đảo chiều nhanh chóng khi mặt bằng lãi suất trên thế giới tăng mạnh", ông Thắng nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công liên tục chậm là câu chuyện “dài nhiều kỳ” về sự lãng phí, có tiền mà không tiêu được, có nguyên nhân quan trọng là chưa tháo gỡ được các nút thắt về cơ chế, chính sách, nhất là các thủ tục về giải phóng mặt bằng, đấu thầu, tìm kiếm các nhà đầu tư có năng lực thật sự và sự thiếu quyết liệt, sợ trách nhiệm… trong việc triển khai các dự án lớn.
Bên cạnh đó, ông Thắng đặc biệt nhấn mạnh: “Hoạt động của thị trường tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán hiện nay còn nhiều rủi ro bởi thiếu vắng sự giám sát an toàn hệ thống, về sở hữu chéo, về giao dịch thiếu lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật…”
Lĩnh vực bất động sản vẫn tồn tại những bất cập liên quan đến các quy định về xác định giá đất, đấu giá đất, đấu thầu dự án, về quản lý loại hình bất động sản hỗn hợp, về quy trình, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư và triển khai các dự án, chính sách hỗ trợ cân đối nguồn cung về nhà ở thương mại, nhà ở xã hội,...
“Khắc phục những điểm nghẽn nói trên là điều kiện quan trọng để mở rộng dư địa chính sách, gia tăng tính chủ động trong điều hành kinh tế vĩ mô, giải phóng các nguồn lực, đồng thời tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục lộ trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, ông Nguyễn Xuân Thắng nói.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Các nước Arab không thống nhất về nghị quyết đối với Cao nguyên Golan
- ·Sóng thần ở Indonesia: Con số thương vong đã tăng lên hơn 1.000 người
- ·Thỏa thuận Brexit tiếp tục phải nhận thất bại lần thứ hai
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Tập đoàn đóng tàu quốc phòng Australia bị tin tặc tấn công
- ·Quân đội Mỹ tiêu diệt hàng chục tay súng al
- ·Cuộc chiến Lê
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·Pháp
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Sự ra đời của điện thoại
- ·Mỹ: Một người bị thương vì nhảy ra trước đoàn xe hộ tống tổng thống
- ·Trận hải chiến Salamis
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Syria nhấn mạnh giải pháp chính trị để chấm dứt xung đột
- ·Quân cảnh Nga khẳng định vai trò gìn giữ hòa bình ở Syria
- ·Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang miền Tây do bệnh sởi
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Saudi Arabia: Không ai được miễn trừ khi điều tra nhà báo mất tích