【lichbd hom nay】Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón 57 triệu lượt người đến viếng
Đến nay đội ngũ cán bộ,ăngChủtịchHồChMinhđđntriệulượtngườiđếnviếlichbd hom nay y, bác sĩ của Việt Nam đã học tập, nghiên cứu, làm chủ hoàn toàn công nghệ giữ gìn thi hài Bác Hồ. Hiện Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang báo cáo Chính phủ thành lập Hội đồng khoa học Việt - Nga để đánh giá việc giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 50 năm.
Người dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: C.T.
Tại cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng sáng 3-4, Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, Chính ủy Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, thành công lớn nhất và xuyên suốt 50 năm qua của Bộ Tư lệnh là dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hoàn thành xuất sắc. Đến nay đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ của Việt Nam đã học tập, nghiên cứu, làm chủ hoàn toàn công nghệ giữ gìn thi hài Bác Hồ.
Theo Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, việc gìn giữ thi hài Bác diễn ra qua nhiều giai đoạn. Trong đó, 6 năm đầu mang tính quyết định. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9 giờ 47 ngày 2-9-1969, việc gìn giữ thi hài của Người được giao cho các chuyên gia Liên Xô cùng Tổ y tế đặc biệt của Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ mới, chưa có tiền lệ, trong điều kiện Việt Nam nhiệt đới gió mùa, nóng lạnh thất thường nên càng khó khăn. Từ năm 1969 đến 1975, việc gìn giữ thi hài Bác Hồ được tổ chức ở K9 (Ba Vì, Hà Nội).
Do điều kiện chiến tranh, thiên tai, thi hài Hồ Chủ tịch đã có 6 lần di chuyển.
Lần đầu từ Hà Nội lên Ba Vì, lần cuối từ Ba Vì về Lăng ngày 18-7-1975.
Ngày 29-8-1975, Nhà nước khánh thành Lăng và tổ chức lễ viếng.
“Hàng ngày, thi hài Bác phải tiếp xúc với ánh sáng, khí hậu nên yêu cầu bảo vệ, gìn giữ rất nghiêm ngặt. Đội ngũ y tế phải luôn duy trì thông số về nhiệt độ, độ ẩm vì hanh khô hay ẩm ướt quá cũng không được...” - Thiếu tướng Cao Đình Kiếm cho biết.
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, toàn bộ chuyên gia ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh rút về nước, nguồn viện trợ vật chất không hoàn lại bị cắt. Việc này đặt Việt Nam vào tình thế tưởng chừng không thể để Lăng hoạt động được nữa. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, lực lượng bác sĩ, kỹ thuật của Việt Nam từng bước khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ.
Nhà nước cũng tích cực làm việc với các chuyên gia, đàm phán để Nga bàn giao toàn bộ dung dịch đang quản lý tại Lăng cho Việt Nam, đồng thời tăng cường mối quan hệ với các đối tác ở Nga để chuyển đổi từ cơ chế viện trợ không hoàn lại sang thương mại.
Các nhà khoa học trong và ngoài quân đội cũng tập trung nghiên cứu sâu vào về y học, sinh hoá, vi sinh vật, môi trường phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ chính trị.
“Giai đoạn đầu, việc làm thuốc cho thi hài Bác được chuyên gia Liên Xô đảm nhận bí mật, đặc biệt là dung dịch, không để chúng ta tiếp xúc. Sau khi bạn làm xong, việc thu dọn vệ sinh giao cho Việt Nam, chúng ta đã tận dụng dung dịch còn lại ở bông gạc để nghiên cứu. Năm 1992, sau khi Liên Xô bàn giao, Việt Nam mới công khai lấy những dung dịch đó nghiên cứu để nếu không được cung cấp nữa thì tự sản xuất”, Thiếu tướng Cao Đình Kiếm thông tin.
Thiếu tướng Cao Đình Kiếm cũng cho biết, quá trình đàm phán được thực hiện từng bước, từ thuyết phục bàn giao dung dịch, sau đó tiếp tục đàm phán để Liên Xô đồng ý pha chế tại Việt Nam. Lúc đầu, phía bạn yêu cầu sau khi pha chế xong phải đem về Nga để kiểm tra xem có đủ tiêu chuẩn không, mãi đến năm 2004 mới đồng ý pha chế tại Việt Nam.
Lúc này, Việt Nam chính thức tiếp nhận công nghệ pha chế dung dịch gìn giữ thi hài. Hệ thống thiết bị của Lăng được Liên Xô viện trợ hoàn toàn trước đây, đến nay, sau 44 năm sử dụng, nhiều trang thiết bị vẫn đang hoạt động. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang cải tiến máy lạnh, dùng máy thế hệ mới để giảm nhân lực, năng lượng; nghiên cứu hạn chế thấp nhất tác động của ánh sáng.
Việc bảo vệ thi hài Hồ Chủ tịch được đánh giá định kỳ bằng khoa học công nghệ. Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang báo cáo Chính phủ thành lập Hội đồng khoa học Việt - Nga để đánh giá việc giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 50 năm.
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm 1975 đến nay, do làm tốt công tác chuẩn bị, đơn vị đã đón tiếp và phục vụ chu đáo, an toàn cho 57 triệu lượt người, trong đó có 9 triệu khách quốc tế đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Khu Di tích K9, từ năm 1998 đế nay đã đón tiếp, phục vụ an toàn hơn 40.000 lượt đoàn với trên 3 triệu khách đến tưởng niệm Bác Hồ và tham quan Khu Di tích K9. Từ tháng 5-2017 đến nay, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đã tổ chức đón thêm khách quốc tế vào tham quan Khu Di tích K9. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tổng cục TCĐLCL thực hiện 3 thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 54 phát hành ngày 5/5/2019
- ·Khắc phục bất cập trong quản lý giá thiết bị y tế
- ·Lời khai của những đối tượng liều lĩnh, hung hãn trong vụ việc ở Đắk Lắk
- ·Thận trọng khi bổ sung vitamin dạng kẹo dẻo cho con
- ·Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ từ Việt Nam
- ·Giá cà phê Robusta quay đầu giảm 2% sau 2 phiên tăng nhẹ
- ·Khuyến khích các cơ quan kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá
- ·Vụ Con Cưng: Phó thủ tướng yêu cầu khẩn trương kết luận trước 1/9
- ·Lạng Sơn: Hàng chục nghìn tấn nông sản được thông quan trong Tết Giáp Thìn
- ·Thanh tra diện rộng về quản lý thông tin di động: Xử lý 6.900 SIM rác
- ·Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông: Cần phạt thật nghiêm!
- ·Hơn 200 tấn nông sản khởi hành từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc
- ·Thủ tướng phê duyệt hệ thống sân bay toàn quốc, Hà Nội chỉ có 1 sân bay quốc tế
- ·Chính phủ điện tử Việt Nam có nhiều tiến bộ về mức độ phát triển
- ·Dự báo thời tiết 3 ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương
- ·Chủ động giảm thời gian thông quan bằng ứng dụng công nghệ
- ·Thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng
- ·Bay Hà Nội
- ·Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2021