【ket qua bong đá y】Điều chỉnh giá điện là cần thiết nhưng phải có căn cứ
Bộ Công Thương lập 3 Đoàn kiểm tra thực hiện tăng giá điện | |
Thủ tướng yêu cầu làm rõ đúng sai việc tăng giá điện | |
Giá điện,Điềuchỉnhgiáđiệnlàcầnthiếtnhưngphảicócăncứket qua bong đá y xăng vẫn thuộc diện đóng dấu mật? | |
Giá bán lẻ điện bình quân cần sự minh bạch |
Giá điện tăng nhưng sẽ không gây ảnh hưởng tới lạm phát. Ảnh: Internet |
Trả lời câu hỏi về việc tăng giá bán lẻ điện bình quân, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, quyết định này dựa trên cơ sở quy định hiện hành; Bộ đã gửi báo cáo đánh giá tác động lên Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan để có ý kiến góp ý. Sau khi Thủ tướng có ý kiến phê duyệt, Bộ Công Thương mới ban hành quyết định tăng giá.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, trong sáng 4/5, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban điều hành giá của Chính phủ đã chủ trì cuộc họp với sự tham gia của các bộ, ngành và đã yêu cầu đánh giá thêm tác động gián tiếp của việc tăng giá điện.
Đặc biệt, cũng tại cuộc họp này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định việc tăng giá điện vẫn đảm bảo kiểm soát CPI trong tháng 4, thậm chí đảm bảo cả mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm mà Chính phủ trình Quốc hội, mức lạm phát từ 3,3 đến 3,9% có thể đạt được.
Trước những bức xúc của khách hàng về giá điện tăng, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, nguyên nhân thì phía Tập đoàn Điện lực (EVN) đã có giải trình rõ. Tuy nhiên, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu EVN tiếp nhận xử lý, giải đáp đầy đủ các khiếu nại thắc mắc, trong trường hợp do lỗi ngành điện thì phải xin lỗi và khắc phục.
EVN cũng cần cần đẩy mạnh tuyên truyền về việc điều chỉnh giá điện, mục đích ý nghĩa của việc tính giá điện bậc thang, cũng như phải làm tốt dịch vụ khách hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng đặc biệt là trong thời gian cao điểm nắng nóng tới.
Liên quan đến việc kiểm tra việc tăng giá điện của EVN, theo ông Đỗ Thắng Hải, ngày 2/5, Bộ Công Thương đã có quyết định thành lập 3 đoàn công tác kiểm tra việc điều chỉnh giá điện. Ngày hôm qua (3/5), Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; làm rõ đúng sai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2019.
Cũng về vấn đề này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam cho biết, sau khi Thủ tướng chỉ đạo, ngay đầu tuần tới, cơ quan này sẽ bắt tay vào việc.
Theo ông Bùi Ngọc Lam, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính với tinh thần làm sao kết luận chính xác, khách quan, làm rõ đúng sai. Cơ quan này sẽ công bố công khai theo quy định ngay khi có kết quả thanh tra.
Về ý kiến của Chính phủ trước việc tăng giá điện vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng cho biết, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày hôm nay, Thủ tướng cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, chúng ta đã xác định đi theo nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nên không thể bao cấp, bù lỗ từ ngân sách mãi được. Do đó, từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã chủ trương tính toán tất cả phương án liên quan đến giá điện, giá xăng dầu…
“Vì thế, điều chỉnh giá điện là cần thiết nhưng phải có căn cứ khoa học, minh bạch, có đánh giá tác động đầu vào”, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Cũng tại buổi họp báo, liên quan đến thông tin về dự thảo điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện chưa công bố vào diện văn bản "mật", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, đây là các phương án giá để tính toán, trình cấp có thẩm quyền trước khi công bố chính thức. Biến động giá xăng dầu và giá điện đều ảnh hưởng tới đời sống người dân, điều hành kinh tế vĩ mô, tác động không nhỏ tới lạm phát. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, giá cả một số mặt hàng trọng yếu chưa công bố được phép đóng dấu mật, còn khi đã công bố thì là công khai.
Nói thêm về vấn đề này, theo người phát ngôn Chính phủ, văn bản ban hành ra là không mật nhưng trong quá trình soạn thảo và chuẩn bị văn bản đó thì được quản lý theo nguyên tắc như văn bản mật. Ví dụ, một văn bản thông thường phát hành nhưng trong quá trình trao đổi giữa các cơ quan, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong xây dựng chính sách thì phải mật, đó là cách quản lý nội bộ.
(责任编辑:La liga)
- ·Mở lại đường bay nội địa: Cục Hàng không xin ý kiến của các địa phương trừ Hà Nội
- ·Suy tủy như bản án chết cho cậu bé 5 tuổi ở bản nghèo
- ·Đi du lịch riêng với tình đầu
- ·Bị dụ lừa bán sang Trung Quốc...
- ·Hà Nội tiếp nhận hơn 26,7 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch Covid
- ·Về lại chiến trường xưa
- ·Ly hôn rồi mới biết chồng cũ từng qua lại với...
- ·“Đánh nhau trượt” có bị tội gây rối trật tự công cộng?
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ‘Một Việt Nam không ngừng mơ ước’
- ·Cô sinh viên yêu nhầm anh chàng có vợ
- ·Thêm 6 ca nhiễm Covid
- ·Ghi lại clip ân ái, nữ sinh bị tống cả tình lẫn tiền
- ·TP.HCM: Bùng phát nạn cắt cáp điện đường
- ·Quan hệ xong em tắm luôn nên không có bầu?
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca nhiễm Covid
- ·Mẹ thiếu tiền… mạng con khó cứu!
- ·Ám ảnh…đêm đầu tiên bên tình đầu
- ·'Trâu già thích gặm cỏ non' …
- ·Bổ sung chức năng xem thông báo Xác nhận đóng BHXH trên ứng dụng “VssID
- ·Xôn xao về 3 chai bia Hà Nội mùa Euro đong thiếu