会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【7m.cn ty so】Cuồng tín tại chùa Bà!!

【7m.cn ty so】Cuồng tín tại chùa Bà!

时间:2024-12-28 10:41:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:916次

Hai ngày cuối tuần vừa qua,ồngtíntạichùaBà7m.cn ty so khách đổ về chùa Bà Thiên Hậu (gọi tắt là chùa Bà, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đông nghịt. Vào ban đêm hay lúc cao điểm, khách dồn tới khu chánh điện đông đến mức ngạt thở. Bất chấp nạn móc túi, sàm sỡ có thể xảy ra, người ta chen nhau “vay vàng”, hốt tro của “Bà”.

Vay nợ thánh thần

“Vàng” ở đây là miếng thẻ bằng giấy màu vàng in hình bà Thiên Hậu, được đựng trong bao lì xì màu đỏ. Nhiều người tin rằng nhận được “vàng miếng” từ chùa Bà vào dịp đầu năm sẽ làm ăn phát đạt.

Với khuôn mặt đầm đìa mồ hôi vì chen lấn, chị Nguyễn Thị Thu Giang (ngụ quận 8, TP HCM) thở dốc: “Đây là vàng bằng giấy nhưng mình cứ tâm niệm là vàng thật đi. Vàng sẽ đẻ ra vàng. Có vàng Bà sẽ làm ăn khấm khá!”.

Ban Tổ chức lễ hội chùa Bà gọi những thẻ giấy vàng này là “lộc”. Họ cắt cử người ngồi cạnh thùng công đức để phát “lộc”, ai xin thì có thể phát miễn phí. Tuy nhiên, gần như trước khi ngửa tay nhận “lộc”, người đi chùa Bà đều tự hiểu nên nhét tiền vào thùng công đức. Có người gọi tiền này là “cúng Bà”, có người bảo là để “mua lộc” hay “mua vàng Bà”. Họ nhét bao nhiêu cũng được, đa số là 20.000 đồng hoặc 50.000 đồng/người, có người nhét cả vài trăm ngàn đồng.

Nhiều phụ nữ, đàn ông chen nhau bò vào khóm thờ vét “tro Bà” mang về lấy hên

Nếu ai không muốn nhận vàng bằng giấy mà thích nhận tiền thật thì chùa Bà có cả dịch vụ gọi là “vay tiền”. Nhiều người dùng 100.000 đồng để đổi lấy một bao lì xì chứa 50.000 đồng hoặc 20.000 đồng!

Chị Lê Thị Bình (quê Tây Ninh) cầm bao lì xì chứa 50.000 đồng hồ hởi: “Nghe nói vay được tiền Bà làm ăn phất lắm! Nếu phất thiệt, năm sau tôi sẽ trả đậm cho Bà”. Chẳng biết chị Bình rồi có “phất” hay không chứ trước mắt, chị lỗ mất 50.000 đồng vì để “vay” được tờ 50.000 đồng, chị đã phải đưa tờ 100.000 đồng.

Năm nay, Ban Tổ chức lễ hội chùa Bà chuẩn bị đến 1,2 triệu bao lì xì chứa “vàng” để cung cấp cho khách ghé chùa trong tháng giêng.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Vĩnh An - Phó Ban Phúc Kiến, Thường trực Ban Tổ chức lễ hội chùa Bà Thiên Hậu - cho hay vay lộc, vay tiền của “Bà” là phong tục tập quán xuất phát từ người Hoa. Chùa Bà Thiên Hậu (vốn gọi là miếu Bà) cũng do người Hoa di dân rồi lập nên. Theo sách, ngày xưa, có một số tiểu thương tín ngưỡng “Bà” nên đến miếu để  vay tiền. Số tiền vay không lớn nhưng người ta tin rằng nó sẽ giúp họ làm ăn thuận buồm xuôi gió. Rồi đến Tết Nguyên tiêu năm sau, họ mang tiền đến miếu để trả “Bà” (tức bỏ vào thùng công đức).

Khi được hỏi tại sao thu tiền trước của người dân sau đó mới “cho vay” bằng số tiền ít hơn, ông An lý giải khách phải đưa tiền trước thì ban tổ chức mới đủ tiền cho người khác “vay”. Còn khoản chênh lệch được xem là “tiền công đức”. Nhiều công ty lớn đến chùa Bà “vay” 1 triệu đồng, năm sau họ trở lại “cúng Bà” đến 50 triệu đồng. Ông An xác nhận năm 2015, chùa Bà thu được đến hơn 12 tỉ đồng!

Cổ lệ khó dẹp

Phản cảm nhất ở chùa Bà có lẽ là cảnh đàn ông, phụ nữ chen nhau chui vào trong cái khóm thờ rồi hốt “tro Bà” (tức cốt tro từ những cây nhang cháy xong có tàn rớt xuống quanh lư đồng).

Một phụ nữ vừa hốt tro rồi gói vào tờ giấy 2.000 đồng vừa nói: “Tôi chẳng biết hốt đem về làm gì. Thấy người ta làm sao thì tôi làm vậy thôi”. Một phụ nữ đứng tuổi lý giải với vẻ tôn kính hết mực: “Mình thắp nhang, Bà thương nên mới cho nhang cháy mạnh. Mình thỉnh tro nhang về là thỉnh lộc Bà về nhà”.

Theo ông Trần Vĩnh An, khách đến chùa Bà chỉ nên cúng viếng, cầu nguyện rồi về. Ban tổ chức không triển khai bất cứ hoạt động nào mang tính mê tín, cũng không hề khuyến khích chuyện xin tro, hốt tro. Chuyện cầu an, cầu siêu ở đây cũng không thích hợp mà nên đến chùa của Phật giáo.

Giải thích vì sao không khuyến khích nhưng ban tổ chức vẫn kê bàn, cung cấp nhiều tập vở, bút viết phục vụ khách khai tên tuổi cần cầu an, cầu siêu, ông An nói: “Đó là cổ lệ. Có lần chúng tôi thử dẹp thì bị người đi chùa phản ứng dữ dội lắm!”.

Coi chừng mất cắp!

Khoảng 9 giờ 30 phút hôm nay (22-2), tại chùa Bà sẽ khai mạc lễ hội đấu giá 9 lồng đèn. Các năm trước, từng có người bỏ ra 600 triệu đồng để mua 1 lồng đèn trong lễ hội này.

Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, lễ rước kiệu Bà sẽ diễn ra. Đây là hoạt động chính, thu hút hàng vạn người dân tham gia. Ban tổ chức lễ hội chùa Bà cho biết số “lộc” (bao lì xì) phát ra cho thấy năm trước có khoảng 800.000 khách đến chùa này trong tháng giêng. Năm nay, ước tính số khách khoảng 1 triệu người.

Bà Nguyễn Thu Cúc, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một, cho biết hàng trăm chiến sĩ công an sẽ phân luồng, điều tiết để tránh ùn tắc quanh khu vực rước kiệu Bà. Công an, “hiệp sĩ” đường phố sẽ xen lẫn vào dòng người đổ về chùa Bà để chặn bắt những đối tượng móc túi.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • 'Đại gia' Nguyễn Mạnh Thắng 'Sông Đà 7' giàu như thế nào?
  • Vụ phụ huynh 'quây' trường Tây Mỗ 3 xin học cho con: Thêm phương án phân chia
  • Vị vua nào có nhiều hoàng hậu nhất sử Việt?
  • Chung kết Robotacon WRO: Giải thưởng lớn nhất là kiến thức, trải nghiệm sáng tạo
  • Cách đơn giản để săn hàng ngày Online Friday 2018 ‘trong một nốt nhạc’
  • Thần đồng Toán cũng khó giải được câu đố này
  • Vị vua nào đánh tan giặc Minh, lập nên triều đại lớn mạnh nhất sử Việt?
  • Khám phá ngành đào tạo công nghệ may tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
推荐内容
  • Giá vàng ngày 15/8: Quay đầu giảm nhanh nhưng vẫn có khả năng vọt tăng trở lại
  • Vinschool khai trương 2 cụm trường mới tại Hưng Yên và Phú Quốc
  • Cơ quan thuế đề nghị thu hồi giấy phép thành lập Trường AISVN
  • Hải Phòng dẫn đầu cả nước tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế
  • BMW bản 320i đang được giảm giá gần 300 triệu có gì hấp dẫn?
  • Hà Nội công bố đề minh họa 7 môn thi vào lớp 10 chương trình mới