会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang tnk】Liên kết vùng hướng tới sự phát triển bền vững!

【bang xep hang tnk】Liên kết vùng hướng tới sự phát triển bền vững

时间:2024-12-24 01:55:49 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:452次

Báo Cà MauTrong giai đoạn cả nước đang đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cũng như trước bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng và tác động ngày một nặng nề của biến đổi khí hậu, liên kết vùng để phát triển bền vững đang là vấn đề bức thiết hiện nay, nhất là vùng kinh tế được xem là trọng điểm như Bán đảo Cà Mau.

Trong giai đoạn cả nước đang đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cũng như trước bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng và tác động ngày một nặng nề của biến đổi khí hậu, liên kết vùng để phát triển bền vững đang là vấn đề bức thiết hiện nay, nhất là vùng kinh tế được xem là trọng điểm như Bán đảo Cà Mau.

Vùng Bán đảo Cà Mau rộng 1,6 triệu héc-ta, bao gồm các địa phương: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, một phần tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ. Ðây là vùng có hệ sinh thái đa dạng, phù hợp với nhiều loại hình sản xuất từ nông nghiệp đến nuôi trồng thuỷ sản. Từ lâu đây được xem là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên, đã qua việc liên kết giữa các tỉnh, thành trong vùng còn nhiều hạn chế, từ đó đã xuất hiện một số mâu thuẫn giữa phát triển con tôm với cây lúa cần được giải quyết dứt điểm.

Liên kết là bức thiết

Vùng Bán đảo Cà Mau với 2 loại cây trồng, vật nuôi chủ đạo là cây lúa và nuôi thuỷ sản. Ðặc biệt, con tôm nước lợ của vùng chiếm đến 81% diện tích nuôi cả nước với sản lượng chiếm 62%. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết, tình hình sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn, sản lượng sụt giảm nghiêm trọng. Ðặc biệt là con tôm, trong những tháng đầu năm, nhiều nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản chỉ hoạt động khoảng 50-60% công suất thiết kế do thiếu hụt nguồn nguyên liệu.

Hiện nay, việc thu mua lúa sau thu hoạch chủ yếu thông qua thương lái, chỉ khoảng 5-10% được bán theo hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Là tỉnh nằm trọn trong vùng Bán đảo Cà Mau, Cà Mau sau 15 năm chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông - ngư - lâm nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp, diện mạo nền nông nghiệp - nông thôn của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 300.000 ha nuôi thuỷ sản các loại, chiếm 28% so với diện tích cả nước và 39% của vùng ÐBSCL, với tổng sản lượng năm 2015 đạt trên 500.000 tấn. Mặc dù vậy, trong thời gian gần đây, không chỉ người dân mà cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gặp không ít khó khăn, nguyên nhân chủ yếu ngoài tác động của thiên tai thời tiết thì chính hiệu quả trong liên kết chưa cao cũng là lý do cốt lõi.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Tranh nhận định: "Ðã qua, việc liên kết hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản chủ lực của Cà Mau được chú trọng phát triển, nhưng kết quả đạt được chưa cao và đang gặp nhiều khó khăn. Khi lập quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất, từng tỉnh xây dựng trên cơ sở đặc thù và lợi ích riêng chưa tham khảo quy hoạch lẫn nhau giữa các tỉnh trong vùng. Ngoài ra, việc quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch chưa được quan tâm nhiều dẫn đến tình trạng sản xuất tự phát, phá vỡ quy hoạch còn diễn ra nhiều nơi".

Còn thiếu liên kết cũng là nhận định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tại Hội thảo liên kết, hợp tác sản xuất nông sản chủ lực vùng Bán đảo Cà Mau diễn ra trung tuần tháng 9 vừa qua. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, con tôm và cây lúa là thế mạnh và sản phẩm chủ lực của vùng. Song, do hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đảm bảo đồng bộ, việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất chưa sâu nên hiệu quả chưa cao và thiếu tính bền vững. Tình trạng tranh chấp giữa 2 hệ sinh thái mặn - ngọt đang diễn ra. Ðặc biệt, do thiếu tính liên kết nên dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Khó khăn trong công tác quản lý chất lượng nông sản từ đầu vào đến đầu ra làm cho người dân luôn lâm vào cảnh được mùa, mất giá.

Ngoài ra, với đặc thù là vùng có chế độ thuỷ văn, thổ nhưỡng phức tạp, nằm xa sông Hậu và chịu tác động của cả triều cường biển Ðông và biển Tây. Từ đó, hệ thống công trình thuỷ lợi của vùng này cũng phức tạp hơn nhiều khu vực khác. Người dân đang ồ ạt chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi thuỷ sản khiến nhiễm mặn gần 50% diện tích toàn vùng. Lún đất kết hợp với nước biển dâng làm nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng hơn, thiếu nước ngọt sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tất cả các vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thành Nam đã phát biểu tại Hội thảo liên kết, hợp tác sản xuất nông sản chủ lực vùng Bán đảo Cà Mau: "Cần có sự phối hợp để giải quyết trên phạm vi vùng”.

Cần sự thống nhất

Trong thời gian qua, vấn đề liên kết vùng, tiểu vùng luôn được xác định là chiếm vị trí quan trọng và cần được ưu tiên giải quyết trong các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Ðảng và Nhà nước. Trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ XII và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh: “...Phải phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng theo quy hoạch, khắc phục tình trạng đầu tư trùng lắp, thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng..."; “ ...Tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các vùng để các vùng đều phát triển, từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các vùng...”; “...Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên cơ sở tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật...”.

Chủ trương chính sách là vậy, song, thực tế sự liên kết giữa các tỉnh trong vùng Bán đảo Cà Mau cũng như trong vùng ÐBSCL hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này được Tiến sĩ Nguyễn Trọng Uyên, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, chỉ ra cụ thể như: đối với cây lúa sử dụng nhiều loại giống trên vụ và trên một cánh đồng, mỗi tỉnh có từ 30-40 giống phổ biến khiến chất lượng lúa gạo kém đồng đều; kinh tế hợp tác, trang trại, doanh nghiệp phát triển chậm; diện tích cánh đồng lớn và tiêu thụ qua hợp đồng thấp, chỉ khoảng 5-10% diện tích sản xuất. Ðối với cây ăn trái chủ yếu trồng ở quy mô nhỏ và trồng nhiều loại, sản xuất theo GAP còn ít, thương hiệu, nhãn hiệu còn hạn chế, chế biến chậm phát triển và chưa gắn kết được vùng nguyên liệu... từ đó khó tiêu thụ.

Với dự báo đây là vùng sẽ chịu tác động ngày một nặng nề của biến đổi khí hậu thì liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gia tăng với các hàng hoá chủ lực là vấn đề bức thiết hiện nay. Ðặc biệt, trong mối quan hệ liên kết, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ để có sự đồng thuận và phù hợp giữa các địa phương. Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, để khai thác được thế mạnh nông sản của từng tỉnh, cũng như tăng cao giá trị gia tăng hàng hoá nông sản và sức cạnh tranh trong điều kiện kinh tế hội nhập, biến đổi khí hậu hiện nay, thì hoạt động liên kết các tỉnh trong vùng phải thống nhất về cơ chế, giải pháp và hành động. Có như vậy mới phát huy thế mạnh của từng địa phương cũng như cả vùng về trước mắt và lâu dài./.

Tại Hội thảo liên kết, hợp tác sản xuất nông sản chủ lực vùng Bán đảo Cà Mau đã đề ra 7 nội dung liên kết giữa các tỉnh, thành trong thời gian tới. Tuy nhiên, để liên kết này được thực hiện một cách toàn diện cần chú trọng hơn nữa việc đầu tư thuỷ lợi, đặc biệt là các dự án mang tính liên tỉnh, liên vùng. Theo Cục Quản lý xây dựng công trình thuộc Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam, những công trình lớn mang tính liên kết vùng Bán đảo Cà Mau từ nay đến năm 2030 cần triển khai thực hiện gồm: từ nay đến năm 2020 đầu tư hoàn thiện hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé; hệ thống kinh, âu thuyền Ninh Quới; hệ thống cống Nam Chắc Băng cũng như nạo vét các kinh nối từ sông Hậu để cấp nước ngọt. Giai đoạn từ 2021-2030, đầu tư hệ thống cống kiểm soát mặn, kiểm soát lũ và lấy nước dọc sông Hậu, nâng cấp hệ thống đê biển kết hợp với tuyến đường giao thông ven biển. Từ 2030 trở về sau tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thuỷ lợi, xây dựng và hoàn thiện các quy trình vận hành để nâng cao hiệu quả khai thác.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Bắt giữ đối tượng giao cấu nhiều lần với bé gái 11 tuổi
  • Giải pháp hai nhà nước Israel
  • Olympic 2024: Australia tiếp tục dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương
  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mong hội khỏe Phù Đổng ấn tượng và tự hào
  • Vụ quán Xin Chào: Đề nghị cách chức một cán bộ
  • Olympic 2024: Đằng sau sự thống trị tuyệt đối của Hàn Quốc ở môn bắn cung
  • 1.200 kỳ thủ tranh tài tại Giải vô địch Cờ vua các Câu lạc bộ Quốc gia 2024
  • Mô hình ki
推荐内容
  • Cháy lớn ở TP.HCM: Ngọn lửa bốc cháy dữ dội, chủ khóc ròng vì công ty bị thiêu rụi
  • Cổ động viên Việt Nam 'tiếp lửa' cho các vận động viên nước nhà
  • Đội trưởng thể dục dụng cụ nữ Nhật Bản nguy cơ sớm rời giải vì... hút thuốc
  • BBC: Ảnh ông Kim Jong Un chống gậy có thể là "cảnh diễn"
  • Trường đại học 4 nghìn tỷ của ông chủ FLC ở Hạ Long đào tạo những chuyên ngành gì
  • Chạy bộ vì ‘Hành trình hạnh phúc’