【ket qua chau a】Hoàn thiện chính sách phát triển trái phiếu xanh cho tăng trưởng bền vững
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững,ànthiệnchínhsáchpháttriểntráiphiếuxanhchotăngtrưởngbềnvữket qua chau a Việt Nam cần khoảng 30,7 tỷ USD vào năm 2020 và khoảng 21,2 tỷ USD cho 10 năm tiếp theo. |
Nền tảng đã có
Kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá trong những năm qua. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã không tránh khỏi việc sản sinh một lượng khí thải carbon có thể gây hại cho môi trường. Do vậy, nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, Chính phủ đã ban hành các chính sách quan trọng, bao gồm: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (2011), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (2012), Chiến lược phát triển bền vững (2013) và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020, Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/6/2018. Các văn bản này đã có những quy định cụ thể về trái phiếu xanh và khâu tổ chức triển khai thực tế của các bộ, ngành có liên quan.
Theo báo cáo từ tổ chức phi lợi nhuận Climate Bonds Initiative, giá trị trái phiếu xanh phát hành trên toàn cầu tăng dần trong các năm gần đây, đạt 160,8 tỷ USD trong năm 2017 (năm 2016 đạt 87 tỷ USD, năm 2015 đạt 42 tỷ USD), chủ yếu được sử dụng vào việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là cho đầu tư xây dựng các tòa nhà phát thải carbon thấp và có hiệu năng cao. |
Trong lĩnh vực Tài chính, ngày 20/10/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2183/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Tài chính nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, trong đó đề ra kế hạch xây dựng, hoàn thiện các chính sách tài chính liên quan đến thúc đẩy thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, rà soát, hoàn thiện chính sách phát triển thị trường vốn xanh và các sản phẩm tài chính xanh (trong đó có trái phiếu xanh).
Ngoài ra, Thông tư số 155/TT-BTC ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có quy định các thông tin môi trường, xã hội và quản trị trong báo cáo thường niên của doanh nghiệp niêm yết làm cơ sở cho việc phát triển chỉ số xanh/bền vững. Bên cạnh đó, Bộ tiêu chuẩn trái phiếu xanh ASEAN được nghiên cứu và ra đời vào tháng 11/2017 đưa ra các tiêu chuẩn chung để phát hành trái phiếu xanh ASEAN, nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu hội nhập và kết nối, hướng tới tăng trưởng bền vững khu vực ASEAN.
Việc phát triển trái phiếu xanh đã được Việt Nam triển khai ngay từ cuối năm 2015 thông qua chương trình hợp tác xây dựng Đề án phát triển thị trường trái phiếu xanh giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Ngày 20/10/2016, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án phát hành thí điểm trái phiếu xanh của chính quyền địa phương và chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thí điểm trái phiếu xanh của chính quyền địa phương. Theo đó, trái phiếu xanh được triển khai thí điểm tại TP.HCM (523,5 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm) và Bà Rịa - Vũng Tàu (80 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm). Nguồn vốn này được sử dụng cho các dự án quản lý nguồn nước bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, các công trình hạ tầng bền vững, các dự án xanh.
Trong thời gian qua, HNX và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã và đang tích cực xây dựng các biện pháp để hiện thực hóa việc thu hút vốn đầu tư vào thị trường trái phiếu xanh. Việt Nam cũng chủ động phối hợp với một số tổ chức quốc tế phát hành thí điểm trái phiếu xanh. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu xanh chính thức vẫn chưa được thực hiện do những hạn chế về khuôn khổ pháp lý, khả năng tổ chức và kết nối với thị trường quốc tế.
Cần hoàn thiện hành lang pháp lý
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế, kết hợp với thực tế tại Việt Nam, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phát triển trái phiếu xanh. Trước tiên, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho việc phát triển trái phiếu xanh. Chính phủ cần ban hành văn bản cụ thể liên quan đến trái phiếu xanh, trong đó quy định rõ các tiêu chuẩn trong việc xác định trái phiếu xanh, dự án xanh cũng như các nguyên tắc trong việc phát hành và quản lý nguồn vốn hình thành từ trái phiếu xanh.
Những tiêu chuẩn này cần được xây dựng theo Bộ nguyên tắc phát hành và sử dụng nguồn thu từ trái phiếu xanh (GBP) năm 2015 và phù hợp với đặc điểm của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, môi trường và xã hội để trái phiếu xanh phù hợp với thị trường trong nước, nhanh chóng trở thành một công cụ tài chính được quan tâm trên thị trường. Các nguyên tắc liên quan đến trái phiếu xanh cũng cần được cụ thể hóa, chi tiết hóa để chủ thể phát hành trái phiếu xanh tuân thủ.
Bên cạnh đó, yêu cầu minh bạch thông tin liên quan đến việc phát hành và sử dụng nguồn quỹ từ trái phiếu xanh cần được quy định chặt chẽ làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát của các chủ thể quan tâm. Cơ quan chức năng sớm ban hành bộ chỉ số đánh giá các công ty phát triển bền vững nhằm thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với trái phiếu xanh.
Chính sách ưu đãi cần sớm được ban hành để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư trái phiếu xanh. Sau khi xác định các nguyên tắc liên quan đến trái phiếu xanh, Nhà nước cần đưa ra những ưu đãi về thuế, phí hoặc những thuận lợi khác cho các đơn vị phát hành cũng như những nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong Đề án về trái phiếu xanh, HNX đã đề xuất Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sử dụng trái phiếu xanh trong thị trường mở với tỷ lệ chiết khấu cao hơn các loại trái phiếu khác. Ngoài ra, để tăng thêm tính thanh khoản cho trái phiếu xanh, Ngân hàng Nhà nước có thể xây dựng cơ chế chấp nhận sử dụng một số loại trái phiếu xanh để làm dự trữ bắt buộc… nhằm khuyến khích các ngân hàng sở hữu trái phiếu xanh trong danh mục tài sản của mình, góp phần thúc đẩy thị trường phát triển.
Chính phủ cần có chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong nước song song với phát hành trái phiếu ra quốc tế. Để phát triển trái phiếu xanh, trong thời gian tới Việt Nam cần có những biện pháp phát triển thị trường mua bán nợ. Sau những đợt phát hành trái phiếu ở nước ngoài thành công, Chính phủ cần có định hướng cho việc phát hành trái phiếu xanh ra thị trường quốc tế nhằm thu được nguồn ngoại tệ lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế xanh trong nước.
Những chính sách liên quan đến tăng trưởng xanh nói chung, hệ thống tài chính xanh tại Việt Nam nói riêng cần được tuyên truyền rộng rãi đến người dân, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Những yếu tố cấu thành cung - cầu trên thị trường được hình thành sẽ góp phần cho trái phiếu xanh ra đời và phát triển tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cần liên kết với các tổ chức nước ngoài như WB, UNDP, GIZ… để được tư vấn và hướng dẫn phát triển trái phiếu xanh trên thị trường, góp phần phát triển hệ thống tài chính xanh.
Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững, Việt Nam cần khoảng 30,7 tỷ USD vào năm 2020 và khoảng 21,2 tỷ USD cho 10 năm tiếp theo. Tuy nhiên các dự án tăng trưởng bền vững thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài và chứa đựng nhiều rủi ro nên khó thu hút vốn đầu tư, nhất là vốn từ khu vực tư nhân. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người
- ·Liên minh Mỹ
- ·Lễ hội Bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer thu hút hàng nghìn du khách mỗi ngày
- ·Hàng chục nghìn du khách đã mắt ngắm 'bữa tiệc ánh sáng' bên bờ vịnh Nha Trang
- ·Quảng Ninh: Dư luận bức xúc vụ cơ sở GDMN mặc kệ cháu bé 20 tháng tuổi chấn thương sọ não
- ·Nữ du khách tử vong vì tai nạn không tưởng khi đi bộ
- ·Quân đội châu Âu thực sự: Liệu có phải nhiệm vụ bất khả thi?
- ·Siêu du thuyền đưa gần 3.500 khách du lịch tới Hạ Long
- ·Thị trường xe máy Việt: Bảng giá xe máy Suzuki tháng 10/2018 mới cập nhật
- ·Hàn Quốc tuyên bố sẽ nỗ lực chuẩn bị cho sự hợp tác liên Triều
- ·Chủ động nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu
- ·Đà Nẵng quảng bá điểm đến tại hội chợ du lịch lớn nhất toàn cầu
- ·Món đặc sản nguy hiểm, được ví như tử thần hạ gục hàng chục nghìn người
- ·Hà Nam đặt mục tiêu đón 10 triệu du khách vào năm 2030
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca nhiễm Covid
- ·Món chè được bán 2 ngày trong tháng, nổi tiếng vì có tên gọi 'bốc mùi' ở TPHCM
- ·Nga hy vọng NATO "đủ khôn ngoan" để không xảy ra chiến tranh lớn
- ·ASEAN cần đoàn kết trước những thách thức địa chính trị và công nghệ
- ·Giải mã tại sao quả chuối lại cong
- ·Đặc sản gỏi cá nhệch ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng