【bxh 3 anh】Không giải ngân được, nhiều bộ, ngành xin trả lại hơn 4.100 tỷ đồng
Hội nghị có sự tham dự của đại diện đến từ 12 bộ, ngành tham gia hội nghị tại Bộ Tài chính.
8 tháng mới giải ngân được 21,64% dự toán
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Sau 2 tháng thực hiện các chỉ đạo sát sao và quyết liệt từ các cấp, các ngành, tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài của các bộ đã tiến bộ, ước thực hiện tháng 8/2020 đạt 21,64% dự toán giao.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, tỷ lệ này vẫn rất thấp, thấp hơn mức bình quân chung giải ngân vốn đầu tư phát triển năm 2020 của cả nước.
Do đó, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị để nghe ý kiến trực tiếp của các bộ, ngành, đánh giá tình hình giải ngân của các bộ, ngành trong 8 tháng qua, những nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ đó có rà soát, đánh giá lại khả năng giải ngân đến cuối năm; kiến nghị các giải pháp với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng đề nghị đại diện các bộ, ngành: “Nếu không có nhu cầu giải ngân hết, phải chuyển cho các bộ, ngành hoặc dự án khác, đề nghị các đồng chí có đăng ký chính thức tại hội nghị này”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà chủ trì hội nghị. Ảnh: Minh Anh |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, hiện nay các bộ, ngành vẫn đang tiếp tục giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài theo kế hoạch 2019 với giá trị là 2.420 tỷ đồng.
Bộ Tài chính nhận định, các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động của đại dịch Covid-19 nặng nề hơn so với các dự án trong nước, do hầu hết các hoạt động sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát (các dự án của ngành giao thông)…
Đây cũng chính là vướng mắc lớn nhất được các bộ, ngành báo cáo tại hội nghị, khiến nhiều dự án chậm trễ không triển khai được, ảnh hưởng đến giải ngân vốn.
Sau khi trả vốn, các bộ, ngành cam kết giải ngân 100% kế hoạch
Tại hội nghị, đại diện một số bộ, ngành đã báo cáo cụ thể tiến độ giải ngân các dự án vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài. Đại diện 7 bộ, ngành cho biết, do không giải ngân được, xin hoàn trả số vốn lên đến 4.099 tỷ đồng, trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin hoàn trả số vốn lớn nhất, lên đến 1.800 tỷ đồng; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xin trả lại số vốn 1.135 tỷ đồng; còn lại một số bộ xin trả lại số vốn từ 87 đến 500 tỷ đồng.
Trong số các bộ, Bộ Giao thông vận tải giải ngân đạt khá nhất, dự kiến đến hết tháng 8/2020 đạt khoảng 51% kế hoạch vốn giao. Bộ này có số vốn rất lớn cần giải ngân trong năm nay với số vốn lên đến hơn 21 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Giao thông vận tải, “mặc dù kết quả giải ngân 8 tháng năm nay cao hơn so với bình quân chung cả nước, nhưng vẫn chưa đạt như kỳ vọng của Bộ, nguyên nhân chính là do liên quan đến đại dịch Covid-19”.
Đại diện các bộ, ngành có mặt tại hội nghị đều cho biết, sau khi chuyển trả số vốn, các bộ, ngành cam kết sẽ giải ngân 100% số vốn còn lại trong năm 2020.
Đại diện đến từ Bộ Quốc phòng cũng chia sẻ kinh nghiệm của bộ mình để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn. Theo đó, Bộ thực hiện nhiều giải pháp về kỹ thuật, có cử 3 – 4 cán bộ giám sát ở dự án, để “đảm bảo giải ngân được, nhưng phải đảm bảo chất lượng của dự án”.
Các dự án đầu tư công sớm đưa vào sử dụng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Ảnh: Minh Anh |
Để đẩy nhanh giải ngân vốn ODA và vốn vay nước ngoài trong năm 2020, Bộ Tài chính kiến nghị các đồng chí bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan bộ, ngành cần coi việc hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 là nhiệm vụ chính trị quan trọng của từng bộ, ngành và có cam kết tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ODA và vay ưu đãi nước ngoài ở mức độ 100% dự toán được giao, làm cơ sở để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
Trong trường hợp dự kiến không giải ngân hết 100% kế hoạch, Bộ Tài chính đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành chỉ đạo xác định rõ tỷ lệ giải ngân dự kiến đạt được và lý do không đạt được.
Đối với số vốn nước ngoài đã phân bổ các năm trước còn lại, nếu có khả năng giải ngân, các bộ, ngành cần sớm tổng hợp kế hoạch đầu tư công còn thiếu để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cân đối chung trong cả giai đoạn 2016-2020, song không vượt quá kế hoạch được Quốc hội giao.
Với trường hợp phải cắt giảm, điều chuyển vốn, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành phải có văn bản đề xuất cắt, giảm, điều chuyển ngay trong tháng 8/2020.
Bộ Tài chính trong thời gian tới sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân, tháo gỡ vướng mắc phát sinh, đảm bảo hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của cả nước.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Trần Xuân Hà nhận định, tỷ lệ giải ngân trong tháng 7 và tháng 8 là khá, nhưng vẫn thấp so với tỷ lệ chung của giải ngân vốn đầu tư phát triển.
Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành rà soát lại khả năng giải ngân vốn từ nay đến cuối năm. Nếu không giải ngân được thì đề xuất điều chỉnh giảm dự toán của năm 2020 đối với phần vốn nước ngoài.
Theo Thứ trưởng, hiện nay các bộ, ngành chưa chỉ ra được dự án nào có khả năng tăng, qua rà soát nếu có thể, thì đề xuất trong phạm vi phân bổ của bộ, ngành, nếu điều chỉnh cho từng dự án của bộ, ngành mình thì không cần phải báo cáo. Nếu điều chỉnh liên quan đến tổng mức đầu tư thì mới phải báo cáo Thủ tướng. Thứ trưởng mong có sự cộng tác các bộ, ngành, để xử lý khó khăn vướng mắc một cách triệt để nhất./.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Luật sư nói gì về đề nghị truy tặng danh hiệu Liệt sỹ cho 2 'hiệp sĩ’ tử vong ở TP. Hồ Chí Minh
- ·Vay tiền ngân hàng bị ép mua bảo hiểm: Gọi ngay đường dây nóng Ngân hàng Nhà nước
- ·Giải vô địch thể hình quốc gia năm 2023: Bình Dương giành ngôi nhất toàn đoàn
- ·Quảng Trị đề xuất đưa các dự án điện gió, điện tích năng vào Quy hoạch điện VIII
- ·Nhiều nghi vấn xoay quanh sự mất tích bí ẩn của tàu tìm kiếm MH370
- ·Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công
- ·Từ 1/1/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động theo cơ cấu tổ chức mới
- ·Vụ Pháp luật quốc tế: Nỗ lực hình thành đội ngũ chuyên gia hàng đầu về pháp luật quốc tế
- ·Thủ tướng: Liên kết kinh tế của Việt Nam thực sự chuyển sang giai đoạn mới
- ·Sức bật tình nguyện
- ·Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam lên án hành vi pha chế hồ tiêu bẩn
- ·Cúp bóng đá 7 người Quốc gia 2023: Đại diện Bình Dương tạo nên trận thắng kỷ lục
- ·Giải đua xe đạp hữu nghị Campuchia
- ·Bình Dương đẩy mạnh hợp tác phát triển thể thao theo hướng khoa học, chất lượng, hiệu quả.
- ·Quang Hải ‘vượt mặt’ nhiều đối thủ, áp đảo giải bàn thắng đẹp nhất U23 châu Á
- ·Thi đua lao động sáng tạo
- ·Giải vô địch cờ tướng thế giới: Bình Dương giành 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc
- ·Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin cư trú
- ·'Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có báo cáo riêng về điều hành giá thịt lợn'
- ·Điều kiện tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm