【wap bóng đá số dữ liệu】PGS.TS Vũ Minh Khương: Việt Nam phải làm gì để bằng Hàn Quốc những năm 80?
PGS. TS Vũ Minh Khương: Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cách đây chưa lâu đã chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ rằng: “Khoảng 40,ũMinhKhươngViệtNamphảilàmgìđểbằngHànQuốcnhữngnăwap bóng đá số dữ liệu 50 năm trước, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam hiện có 90.000 người sống tại Hàn Quốc chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc ở Việt Nam làm ông chủ còn người Việt Nam ở Hàn Quốc thì làm ôsin, nghe mà xót lòng!”.
Ông Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc. Về nhận định này, khi trao đổi với phóng viên Chất lượng Việt Nam, PGS.TS Vũ Minh Khương, đến từ trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore cũng đồng tình với quan điểm trên của ông Vũ Ngọc Hoàng.
PGS.TS Vũ Minh Khương nhấn mạnh, Việt Nam muốn học hỏi Hàn Quốc thì phải xác định được mục tiêu. Theo ông, mục tiêu là cái hàng đầu, thể hiện sự khát vọng đi đến đâu, nó thể hiện sự lo lắng, khả năng hành động. Không có mục tiêu thì không thể đi xa.
PGS.TS Vũ Minh Khương. Ảnh V.Cường
Từ lúc Hàn Quốc còn nghèo, họ đã đặt ra mục tiêu rất rõ là phải đuổi kịp Nhật Bản, và sau 30 năm phải trở thành một quốc gia hàng đầu.
Ông Khương dẫn lời của cố Tổng thống Park Chun Hee khi khởi xướng cuộc cải cách cho Hàn Quốc, đã tuyên bố rõ: "Tôi mong muốn từng ngày làm cho Hàn Quốc đuổi kịp Nhật Bản".
Theo PGS.TS Vũ Minh Khương, đó là lời thề thiêng liêng, lời tuyên thệ về phồn vinh của dân tộc. Động lực xúc cảm này truyền tải rất mạnh mẽ đến giới tinh hoa.
Sau khi xác định được mục tiêu thì phải tính đến chiến lược. Ông Khương cho rằng, chiến lược không sáng suốt sẽ “bập” vào những thứ không đâu ra đâu. Vị chuyên gia lấy ví dụ: “Như trường hợp của nước Nga, tự nhiên ‘bập’ vào Crimea khiến cho tình hình đất nước bị xáo trộn, cấm vận”.
Về góc nhìn của một số nhà kinh tế, cho rằng nếu quốc gia nào sau 30 năm đổi mới mà không có sự phát triển vượt bậc thì rất khó để trở thành cường quốc. PGS.TS Vũ Minh Khương nói, ông không đồng ý với quan điểm này. Theo ông, Việt Nam đã giải phóng được “não trạng” cũ, đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, do đó Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển.
“Đất nước cất cánh lên một phần là do người lãnh đạo giỏi, nhưng không cất cánh được là do những ‘nặng nề’ của quá khứ giữ lại. Hai cái đó mình thoát được rồi, giờ chỉ còn tổ chức thiết kế là mình làm chưa tốt lắm thôi. Tôi thấy chúng ta đang có những con người sẵn sàng đảm đương và làm hết lòng với những công việc được phân công. Điều đó rất đáng quý. Tôi tin rằng chúng ta có thể làm nên được điều thần kỳ”, PGS.TS Vũ Minh Khương vui mừng chia sẻ.
Theo vị chuyên gia đến từ Đại học Quốc gia Singapore, thành quả của 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi các lực cản rất lớn, đã đứng dậy một cách tự tin hơn.
Tuy nhiên, ông Khương nhấn mạnh, Việt Nam cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Ông nói: “Nhiều người lo ngại Việt Nam có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực, tôi nghĩ lo lắng đó không phải là không có căn cứ. Bởi Việt Nam giờ giống như ông có nhà mặt tiền cho thuê, không phải lo làm ăn gì mà vẫn có vàng đeo, vẫn có xe đẹp đi, thấy mình không kém ai. Trong khi đó ông hàng xóm chịu khó chắt chiu làm lụng nên âm thầm tiến lên và họ phát triển một cách bền vững”.
Khái quát lại vấn đề, ông Khương - cho rằng Việt Nam muốn vươn lên thì cần phải xây dựng chiến lược thông suốt từ trên xuống dưới về quyết tâm đi đến đâu.
“Vừa rồi Việt Nam đã có nhiều thay đổi, cải cách môi trường kinh doanh thông thoáng hơn để bằng các nước trung bình khá của Đông Nam Á. Mình phải phấn đấu 1, 2 năm nữa bằng Hàn Quốc những năm 1980, phấn đấu tiếp 10 năm nữa phải bằng Hàn Quốc những năm 1995, phải có mục tiêu như thế”, PGS.TS Vũ Minh Khương nói.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, để làm được điều đó, doanh nghiệp nào giúp cho Việt Nam đi nhanh hơn thì Chính phủ cần phải có hỗ trợ thiết thực, còn doanh nghiệp nào kéo Việt Nam thụt lùi thì cần phải loại bỏ.
“Có câu rất hay thế này, không phải chọn ai để thành công mà phải biết loại những người không xứng đáng”, ông Khương nói.
V. Cường
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thổ Nhĩ Kỳ: Mất điện diện rộng tại 23 thành phố
- ·Áo dài nam công sở: Thể nghiệm cần được ủng hộ
- ·Chứng khoán 8/3: VN
- ·SMB dự kiến lãi hơn 130 tỷ đồng
- ·Bộ trưởng Đinh La Thăng: ‘Lâu nay chúng ta toàn hiểu nhầm’
- ·Sửa đổi Thông tư Nhập Khẩu máy móc cũ: Vẫn xa thực tiễn
- ·Liverpool xong kỳ chuyển nhượng, MU ghen tị
- ·Kết quả Costa Rica 1
- ·Xe khách lao xuống vực lăn 3
- ·Tranh trong không gian cà phê
- ·Tối nay, TP.HCM sẽ bắn pháo hoa tại 7 địa điểm mừng ngày giải phóng miền Nam
- ·“Đại tiệc” văn hóa châu Âu trở lại Huế
- ·Hoa xuyến chi
- ·Khánh thành công trình cải tạo trụ sở Viện Pháp
- ·Lái xe máy bỏ chạy khi bị đo nồng độ cồn, đánh CSGT gãy tay
- ·VIC tiếp sức VN
- ·Cỏ xuyến chi
- ·7 lãnh đạo SCR đăng ký mua 3,6 triệu cổ phiếu
- ·Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay ngày 28/6
- ·Đảm bảo tính thống nhất trong kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu