【kq h2 anh】Nhiều chủ nhà vườn từ chối
Nhà vườn ông Hồ Văn Bình (Kim Long) sau khi được hỗ trợ kinh phí trùng tu của đề án
Giữ gìn bản sắc nhà vườn Huế
Qua 6 năm triển khai,ềuchủnhàvườntừchốkq h2 anh đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” (gọi tắt là đề án hỗ trợ nhà vườn - HTNV), đã hỗ trợ người dân, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, nâng cao giá trị hình ảnh Cố đô Huế; đồng thời, khai thác, phát huy hiệu quả kinh tế của di sản NVHĐT, làm tiền đề để lan tỏa, phát huy ý thức tự nguyện của người dân trong công cuộc bảo vệ những giá trị văn hóa Huế gắn liền với phát triển kinh tế hộ gia đình. Các nhà vườn sau khi hỗ trợ trùng tu, sửa chữa đều tích cực đầu tư để tổ chức các dịch vụ du lịch tăng thu nhập phục vụ đời sống và có kinh phí để duy tu, bảo dưỡng nhà vườn.
Theo chủ nhà vườn Hồ Xuân Doanh (Thủy Biều), sau khi nhận hỗ trợ từ đề án hơn 800 triệu đồng, gia đình đã sửa sang tại nhà rường, chỉnh trang khuôn viên vườn nhằm giữ gìn bản sắc nhà vườn; đồng thời, đầu tư thêm 500 triệu đồng xây dựng thêm nhà rường mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch.
Sau khi được hỗ trợ 440 triệu đồng từ đề án HTNV để trùng tu từ tháng 12/2016, nhà vườn Hoàng Xuân Bậc, 34 Phú Mộng (Kim Long) đã kinh doanh dịch vụ du lịch và đón khách tham quan. “Nếu không có nguồn hỗ trợ từ đề án, gia đình rất khó trùng tu vì nguồn kinh phí lớn”, chủ nhà vườn Hoàng Xuân Tiệp chia sẻ.
Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP. Huế, Phó Trưởng ban Quản lý (BQL) và Bảo vệ nhà vườn Huế Phạm Thị Quỳnh Dao cho rằng, đa số các nhà vườn thụ hưởng đề án trùng tu đều phát huy giá trị. Đến nay, có 9 nhà vườn tham gia đề án tổ chức kinh doanh du lịch, phục vụ du khách. Trong đó, có 3 nhà vườn kinh doanh dịch vụ homestay; nhiều nhà sau khi trùng tu, tổ chức làm du lịch, dịch vụ và thu hút khách với doanh thu từ 30- 90 triệu đồng/tháng.
Nâng mức hỗ trợ
Bên cạnh công tác hỗ trợ tài chính, thành phố đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch, các cơ sở lữ hành khảo sát nhằm tiếp xúc với các chủ nhà vườn, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh các sản phẩm du lịch nhà vườn Huế, qua đó hình thành sản phẩm du lịch mới hấp dẫn thu hút khách.
Theo chủ nhà vườn phủ thờ Đức Quốc Công, số 2 Kim Long, đa số các nhà vườn đều xây dựng từ hàng trăm năm trước nên hiện xuống cấp, hư hỏng nhiều. Trong khi nhà đồng sở hữu của nhiều thành viên nên rất khó vận động kinh phí tu sửa, tỉnh cần nghiên cứu, khảo sát để tăng mức hỗ trợ trùng tu tạo điều kiện cho các nhà vườn tham gia đề án.
Chủ tịch UBND phường Kim Long Phan Vĩnh Duy Mãn cho rằng, nếu nâng mức hỗ trợ trùng tu phù hợp với hiện trạng các nhà vườn, các chủ nhà sẽ tự nguyện đăng ký tham gia đề án để nhận hỗ trợ, đồng thời sẽ tích cực phát triển dịch vụ du lịch và bảo tồn NVHĐT.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
Nhằm tạo điều kiện cho các chủ nhà vườn đủ kinh phí trùng tu, UBND TP. Huế kiến nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh nâng mức hỗ trợ trùng tu để phù hợp với tình hình vật giá, trong đó nhà vườn loại 1 hỗ trợ 1 tỷ đồng, 800 triệu đồng đối với nhà loại 2 , và 600 triệu đồng cho nhà loại 3. Ngoài ra, nhà vườn được xếp hạng di tích từ cấp tỉnh trở lên sẽ được hỗ trợ 2 tỷ đồng. |
Theo quy định của BQL và Bảo vệ nhà vườn Huế, chủ NVHĐT phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật trong qúa trình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của nhà vườn. Đối với quy định quản lý quy hoạch - kiến trúc và xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nhà vườn phải được bảo tồn nguyên trạng những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc đã có trên hồ sơ và kết luận của hội đồng đánh giá, thẩm định phân loại nhà vườn.
Chủ sở hữu nhà vườn được phép xây dựng các công trình phụ, nhà ở, cơ sở kinh doanh theo quy hoạch chi tiết cho từng nhà vườn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, các hoạt động sửa chữa, cải tạo nhà vườn thuộc danh mục quản lý và bảo vệ phải được Phòng Văn hóa- Thông tin thành phố thẩm tra hồ sơ thiết kế trước khi trình UBND TP. Huế cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo. Việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa và tháo dỡ nhà trái phép sẽ bị xử lý theo đúng quy định, đồng thời phải bồi thường kinh phí đã hỗ trợ…
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trần Song, đề án HTNV không bắt buộc các chủ nhà vườn đủ điều kiện phải tham gia mà xuất phát từ ý thức tự nguyện tham gia của các chủ nhà vườn trên cơ sở lợi ích từ các chính sách hỗ trợ, quản lý của đề án.
Bài, ảnh: THANH HƯƠNG
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Chủ động đảm bảo an toàn thực phẩm
- ·Không để trẻ em nào khó khăn mà không được vui Tết Trung thu
- ·Chỉ 21,2% nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đúng quy chuẩn
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Giảm gánh nặng cho phụ nữ
- ·Kỳ họp Đại hội đồng GEF lần thứ 6 được tổ chức tại Đà Nẵng
- ·Hai nữ nhà báo điều tra vụ bảo kê chợ Long Biên bị dọa giết
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Ra mắt Đội thanh niên tình nguyện và câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin”
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Thu nhập cao từ nghề lặn lấy đất thuê
- ·Tăng tuổi nghỉ hưu để giải bài toán thiếu hụt lao động trong tương lai
- ·Quan tâm đấu thầu cung ứng thuốc, tăng thuốc đặc trị
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra 75 tổ chức, đơn vị về nhập khẩu phế liệu
- ·Về xóm đũa Tân Long
- ·Cần vận động trên 44.500 người tham gia bảo hiểm y tế
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ