【kết quả trận iraq】‘Liệt sỹ’ còn sống sót, trở về sau 4 lần bị ‘truy điệu sống'
4 lần… “truy điệu sống”
Có tên trong tấm bằng tổ quốc ghi công vì 4 lần có giấy báo tử về quê hương,ệtsỹcònsốngsóttrởvềsaulầnbịtruyđiệusốkết quả trận iraq "liệt sỹ" Đỗ Trọng Ngoạn (Khương Trung, Hà Nội) tưởng chừng như chỉ còn trong sự tưởng nhớ của mọi người, thế nhưng, sự nhiệm màu đã mang đến niềm vui xen lẫn sự bất ngờ khi ông bình an trở về từ chiến trường bằng xương bằng thịt.
Trở về căn nhà nhỏ nằm khiêm nhường trên phố Khương Trung, ông Ngoạn- nguyên là Đại biểu Quốc hội, nguyên Vụ trưởng Ban Nội chính Trung ương đã hồi tưởng lại kí ức một thời đạn bom về những năm tháng gian nan vất vả của hai vợ chồng.
Theo như lời kể, năm 17 tuổi, ông Ngoạn đã tham gia hoạt động cách mạng ở quê nhà Sơn Đông - Bắc Giang. Năm 1967, ông Ngoạn phải tăng cường vào chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị). Gần 4 năm ông vào Quảng Trị chiến đấu, thư từ ông không nhận được một lá nào, ngược lại, vợ con ông ở nhà đã 4 lần nhận được giấy báo tử.
Sau 4 lần bị báo tử nhầm, ông Đỗ Trọng Ngoạn đã trở về cùng vợ con.
Vị nguyên ĐBQH này giải thích: “Ngày đó chiến tranh ác liệt, chúng tôi khi khoác ba lô vào chiến trường Khe Sanh thì hầu hết đều có suy nghĩ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nhiều đồng đội hay gửi thư về cho gia đình nhưng có khi hôm trước vừa nhận được thư, hôm sau lại nhận tin báo tử”.
Bởi thế, dù nhớ vợ con nhưng ông Đỗ Trọng Ngoạn kiên quyết giữ vững quan điểm không một lần gửi thư về cho gia đình. Với việc làm này, ông mặc định rằng: mình đã chết nơi chiến trường cho gia đình yên tâm nhang khói.
Cũng như bao người vợ khác, tiễn chồng lên đường, chấp nhận việc ông có thể hi sinh nơi chiến trường, sẽ không hẹn ngày đoàn tụ. Thế nhưng, tự sâu thẳm trong lòng, bà Nguyễn Thị Thất (vợ ông Đỗ Trọng Ngoạn) luôn mong mỏi ngóng chờ đến lúc được nhìn hình ảnh ông chiến thắng trở về.
Rồi bất ngờ, năm 1968 bà Nguyễn Thị Thất nhận được giấy báo tử của chồng từ đơn vị gửi.
Nhớ lại những năm tháng khốc liệt đó, bà Thất nghẹn ngào kể: “Ông Ngoạn vào Khe Sanh năm 1967, đến cuối năm 1968 thì gia đình nhận được tin báo tử. Cả gia đình ai cũng bàng hoàng”.
Lần thứ 2 bà Thất nhận được giấy báo tử là giữa năm 1969 khi có một anh bộ đội từ chiến trường Khe Sanh về báo tin chồng bà hi sinh. Lần thứ 3, có một lá thư báo tin ông Ngoạn đã dũng cảm ngã xuống vì Tổ Quốc. Cuối thư bên cạnh lời chia buồn động viên, còn nói rõ: Giấy báo tử sẽ về sau. Và lần thứ 4, giấy báo tử đã thực sự về nhà.
Sau những lần nhận giấy báo tử ấy, gia đình cũng đã lập bàn thờ để hương khói tưởng nhớ "liệt sĩ" Đỗ Trọng Ngoạn.
Trở về từ cõi chết
Tham gia trận đánh Mậu Thân ác liệt, ông Ngoạn bị thương nặng, không thể trở lại chiến trường, ông phải chuyển ra Bắc điều trị. Trên đường từ cơ quan trở về, trong lòng ông Ngoạn cứ rạo rực, mong sao xe chạy thật nhanh để ông có thể được gặp vợ.
Trở về lành lặn từ chiến trường, ông Ngoạn tiếp tục tham gia các công tác khác nhau và đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Dù ở cương vị nào, ông luôn đứng về phía quyền lợi người dân để làm việc nên được nhiều người tin yêu, quý mến.
Một trong rất nhiều bằng khen của ông Ngoạn.
Ông Ngoạn chia sẻ: "Tôi thẳng tính nhưng không nóng. Tôi rất bình tĩnh là đằng khác. Bình tĩnh vì tôi biết được cái đúng, cái sai. Thực tế tôi đã qua môi trường ác liệt của chiến tranh, đã học qua trường Đảng ở Liên Xô, đã làm công tác tổ chức nhiều năm... Tất cả những ngày tháng đó đã cho tôi tính điềm tĩnh trong công việc cũng như trong cuộc sống".
Ông Ngoạn nói: “Bước chân ra tiền tuyến, tôi đã xác định sẽ hy sinh, bởi chiến trường Quảng Trị đã đi không hẹn ngày trở lại. Nhìn vợ và các con còn nhỏ, tôi khó kìm lòng, nhưng nhiệm vụ trên giao phải hoàn thành, phải chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Để vợ con yên tâm, tôi hứa ngày đất nước hòa bình sẽ trở về”.
Nói trong niềm tự hào của chồng, bà Thất nhận xét: Với sự thẳng tính và cương trực, thời gian làm ĐBQH ông ấy vẫn chất vấn từ Bộ trưởng, Phó thủ tướng đến Thủ tướng chứ không ngại gì.
“Ông ấy nói, cuộc đời chỉ có hai khoảng thời gian sống ý nghĩa nhất là thời chiến đấu ở Khe Sanh và gần 5 năm ở Nghị trường. Giờ chỉ cần nhắc tới thôi, vợ chồng tôi cũng không giấu nổi niềm tự hào và xúc động” – bà Thất nói.
>> Sợ cá chết ở miền Trung, dân chơi đổ xô về nhà thờ Đổ 'đẹp – độc – lạ' nhất Việt Nam
Kiều Oanh
Chuyên gia của Đức, Mỹ, Israel sẽ tham gia tìm nguyên nhân hải sản chết bất thường(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 9/7
- ·Hà Nội: Thu hồi hơn 1.261 tỷ đồng sau 4 đợt công khai nợ thuế
- ·Sắc thái văn hóa giao thoa và tỏa sáng
- ·Ngành Thuế thu ngân sách 7 tháng tăng 11% so với cùng kỳ
- ·Tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 23/5
- ·Ten Hag: 'MU mua cầu thủ giá đắt không phải lỗi tại tôi'
- ·Kết quả bóng đá MU 0
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 17
- ·Kiểm tra thông tin cầu treo dân sinh phục vụ 2 hộ dân, trong đó có nhà Chủ tịch xã
- ·Nhiều cán bộ, viên chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa bị kỷ luật
- ·Tai nạn bất ngờ khiến 2 mẹ con tử vong, tài xế bỏ trốn
- ·Những điều thú vị về ngọn tháp cao nhất Nhật Bản
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 24/5
- ·Tiếp tục hành động để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Tai nạn xe container văng mất thùng hàng vì đường lún
- ·6 điểm đến từng xuất hiện trong các tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung
- ·UBND tỉnh Gia Lai có nhiều sai phạm khi để các doanh nghiệp ‘lách luật’ tận thu khoáng sản
- ·Thị trấn không ngủ
- ·Chìm phà tại Philippines, 29 người mất tích
- ·Nhận định Nam Định vs Hải Phòng, 18h ngày 22/5