【bảng xếp hạng câu lạc bộ indonesia】Hành vi mua, bán trái phép hóa đơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ảnh minh họa. |
Về xử phạt vi phạm hành chính
Việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn thực hiện theo các quy định liên quan tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021).
Theo đó, đối với hành vi cho, bán hóa đơn sẽ bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy hóa đơn, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được. Bên cạnh đó, đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
Đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định sẽ bị xử phạt với mức phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn cao hơn so với quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước; buộc điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có).
Ngoài ra, đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm xác định là hành vi trốn thuế nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 Bộ luật Hình sự sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm (mức phạt tăng dần theo tình tiết tăng nặng của vụ vi phạm).
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách Nhà nước; buộc điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).
Về xử lý hình sự
Tổng Cục thuế cũng cho biết, theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi năm 2017), hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý về tội trốn thuế.
Hành vi mua, bán trái phép hóa đơn đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.
Căn cứ các quy định nêu trên, về cơ bản, các chế tài hành chính và hình sự đối với các hành vi hành vi mua, bán trái phép hóa đơn, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn đã được quy định cụ thể, đầy đủ trong hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về hình sự theo tính chất, mức độ, quy mô của hành vi vi phạm.
Đối với các hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, Tổng cục Thuế cho biết sẽ cấu thành tội trốn thuế sẽ bị truy tố, xét xử đối với cá nhân có 3 khung hình phạt, từ 100 triệu đồng tới 4,5 tỷ đồng hoặc bị phạt tù có thời hạn từ 3 tháng đến 7 năm. Mặt khác, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến100 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với pháp nhân thương mại, có 4 khung phạt chính, từ 300 triệu đồng đến 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm, hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, các pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 đến 3 năm.
Đối với các hành vi cấu thành tội mua, bán trái phép hóa đơn, các cá nhân sẽ bị xét xử với 2 khung hình phạt, từ 50 đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Phú Thọ: khởi tố 4 bị can về hành vi mua bán trái phép hóa đơn
|
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Australia công bố Sách Trắng về chính sách đối ngoại đầu tiên
- ·MC truyền hình nổi tiếng sẽ tranh cử tổng thống Nga năm 2018
- ·Lâm Đồng công khai cơ sở kinh doanh du lịch vi phạm để du khách 'né'
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Tìm thấy chiếc điện thoại của khách vẫn nguyên vẹn sau cú rơi từ độ cao 5000m
- ·Liên hợp quốc: Chiến tranh với Triều Tiên là có thể tránh được
- ·Sự ra đi của Tổng thống Mugabe không đem lại làn gió mới cho Zimbabwe
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Khủng hoảng chính trị tại Đức: Mọi kịch bản đều bất trắc
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Khách Nhật ‘chui vào lòng đất’, ăn đặc sản sắn chấm muối vừng ở địa đạo Củ Chi
- ·Nguy cơ Mỹ đẩy Iran vào cuộc khủng hoảng hạt nhân tiếp theo
- ·Ai có thể thay Shinzo Abe làm Thủ tướng Nhật trong tương lai?
- ·Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- ·Điện Biên dự kiến tổ chức 169 sự kiện để hút khách du lịch trong năm 2024
- ·Bất ngờ nghe chuyên gia lý giải 'hội chứng táo bón khi đi du lịch'
- ·Những từ khóa “ăn khách” nhất trên Google năm 2017
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·MC truyền hình nổi tiếng sẽ tranh cử tổng thống Nga năm 2018