【bongda lu fun】Ăn cháo bị tính một triệu, dọa kêu chức năng, xuống 200 ngàn
Chặt chém
“Chặt chém” mùa du lịch là vấn nạn mãi không dứt,Ăncháobịtínhmộttriệudọakêuchứcnăngxuốngngàbongda lu fun nhiều người dân cho biết họ đành “ngậm đắng nuốt cay” móc tiền ra trả cho những khoản tiền vô lý dù lòng đầy bức xúc...
“Đi du lịch mùa lễ hội, ai cũng xác định phải bỏ thêm khoản không nhỏ để trả cho phần bị đội giá. Nhưng khi đã bị “chặt chém”, tôi không bao giờ quay lại nơi đó nữa” - anh Phùng Quang Hảo (Q.1, TP.HCM), một nạn nhân bị “chặt chém” mùa du lịch, nói.
Cuộc khảo sát với 70 người dân và du khách ở TP.HCM đã từng bị “chặt chém” khi đi du lịch vào mùa lễ hội do Tuổi Trẻ thực hiện đã cho thấy hơn 90% nói rằng họ đành “ngậm đắng nuốt cay” móc tiền ra trả cho những khoản tiền quá vô lý dù lòng đầy bức xúc.
1 triệu đồng cho 3 tô cháo và 1 đĩa lòng gà
Hè vừa rồi, chị Lê Thị Lan Hương (Q.Bình Thạnh) ăn đêm tại một quán ở chợ Đà Lạt bị tính giá 1 triệu đồng cho ba tô cháo và một đĩa lòng gà. Chị dọa kêu cơ quan chức năng can thiệp thì chủ quán mới nói đúng giá là... 200.000 đồng!
Đà Lạt cũng bị một du khách khác than phiền: thông thường giá phòng ở đây chỉ tầm 300.000 đồng, nhưng cái giá để “thưởng hoa đúng dịp” lại bị “hét” đến 1,5 triệu đồng/phòng.
Chị Đào Tường Vy (Q.Bình Thạnh) thì “dính đòn” khi đi du lịch cuối năm ở Phú Quốc. “Trước đó, tôi đã đặt phòng trực tuyến nhưng đến nơi thì hết phòng do khách quá đông. Lúc đó chỉ còn một phòng không quạt, không máy nước nóng mà giá thì đắt gấp đôi so với phòng đã đặt từ trước”.
Theo kết quả khảo sát, dịch vụ mà du khách bị “chặt chém” nhiều nhất trong mùa lễ hội là chi phí ăn uống ở nhà hàng, quán ăn (90% ý kiến), kế đó là tiền phòng khách sạn (67,1%), mua hàng hóa hoặc đồ lưu niệm (54,3%)...
Mức độ “chặt chém”, theo 94,3% người trả lời khảo sát, là thường bị tính giá “gấp đôi đến gấp ba” so với mức giá vào những ngày bình thường.
Chiêu thức “chặt chém” thì từ ngấm ngầm đến công khai hét giá. Ngay cả khi có niêm yết bảng giá, nhiều nơi vẫn tính giá cao hơn hoặc đưa ra nhiều mức phụ thu cũng với lý do “đang ngày cao điểm lễ hội”.
Bên cạnh đó, chiêu thức thường được nhiều nơi áp dụng là đồng loạt treo bảng hết phòng, hết hàng, hết chỗ để ép giá du khách. Có những trường hợp du khách gần như bị “trấn lột”.
Chị Lê Ngọc Anh (sinh viên) kể giữa tháng 7 vừa rồi có lần chị thấy một người bán dừa cho khách chụp ảnh với đôi quang gánh, sau đó đòi khách phải trả 220.000 đồng. Khi khách chỉ đưa 200.000 đồng, người bán hàng giật ví trên tay khách rút thêm 20.000 đồng nữa mới chịu đi.
Chuẩn bị kỹ khi đi du lịch
Mặc dù ai cũng cảm thấy ấm ức khi bị “chặt chém” nhưng hầu hết người trả lời khảo sát (91,4%) cho biết họ đành chấp nhận trả tiền chứ không biết làm sao.
Chị Nguyễn Lê Trúc Vi (Q.Thủ Đức) kể rằng hè vừa rồi chị chụp ảnh cho nhóm bạn ở Đà Lạt. Sau khi chụp xong, một thanh niên lạ mặt tới đòi thu 80.000 đồng với lý do là bức ảnh dính một chú ngựa của họ.
“Do nhóm toàn con gái và ở nơi lạ nên chúng tôi đành trả tiền vì không muốn mất thời gian hoặc gặp rắc rối” - chị Vi cho biết.
Có nhiều người đã mang sự ấm ức bị “chặt chém” của mình đăng tải lên mạng xã hội hoặc cung cấp thông tin cho báo chí như một cách cảnh báo cho những người khác tránh bị như mình. 28,6% người trả lời khảo sát lựa chọn cách làm này.
Chọn cách làm này nhưng anh John Thuận (sinh sống ở Úc) lại kể: “Hồi tháng 9, biết tôi là Việt kiều, chủ một khách sạn ở Nha Trang tính tiền phòng của tôi đắt gấp 3 lần so với gia đình ở phòng bên cạnh. Sau này tôi có viết một bài phản ánh trên Facebook cá nhân thì bị người của khách sạn này nhắn tin đe dọa”.
Cũng có những người quyết định tranh luận tới cùng về mức giá với nơi cung cấp dịch vụ “chặt chém” nhưng con số này không nhiều, chỉ 10% số người trả lời khảo sát. Đặc biệt, không có ai trong số những người trả lời khảo sát chọn cách liên lạc nhờ cơ quan chức năng giúp đỡ.
Giải thích lý do không nhờ cơ quan chức năng can thiệp, anh Hà Quang Mạnh (Q.10) nói: “Chúng tôi chỉ mong chuyến đi suôn sẻ, vui vẻ trong quỹ thời gian hạn hẹp.
Đặc biệt khi đi đền, chùa cúng bái đầu năm, cuối năm, hầu như ai cũng có tâm lý ngại mặc cả hoặc không muốn cãi vã. Nếu nhờ tới cơ quan chức năng lại mất thời gian, thủ tục phức tạp”.
Có lẽ vì không thể phản ứng được với những dịch vụ “chặt chém” nên khi bàn vào giải pháp cho vấn nạn này, 87,1% người trả lời khảo sát chọn cách “tự bảo vệ mình” khi đi du lịch mùa lễ hội bằng việc chuẩn bị kỹ trước khi đi: đặt trước các dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, ăn uống...), mang theo đồ ăn nhẹ...
Nhiều người còn nhờ người quen ở địa phương mình đi du lịch làm hướng dẫn để tránh bị “chặt chém”. Tuy nhiên, nếu nhiều khách du lịch đều mang thức ăn, sợ hãi khi phải mua sắm, sử dụng dịch vụ tại điểm du lịch... thì ngành du lịch có lẽ sẽ thất thu nhiều nguồn lợi.
Cho nên, giải pháp mà nhiều du khách mong đợi vẫn là việc cơ quan chức năng tăng cường việc kiểm soát để ngăn chặn tình trạng “chặt chém” du khách, xử lý nghiêm (phạt nặng, thu hồi giấy phép hoạt động) với những nơi nhiều lần vi phạm.
* Anh Nguyễn Trần Anh Tuấn (Q.3): Trong mùa du lịch, kinh nghiệm là không nên ngại hỏi trước để chắc chắn giá các dịch vụ. Ở quán ăn, đặc biệt là hải sản, thì nên hỏi kỹ giá tính theo đơn vị nào, theo khối lượng, theo phần hay theo đĩa... * Bà Nguyễn Thị Hơn (Q.Tân Bình): Sau những chuyến du lịch, nếu bị “chặt chém” thì nên chia sẻ kinh nghiệm để cảnh báo với người thân và bạn bè. Đó cũng là lý do vì sao trước khi đi du lịch tôi thường đọc qua những chia sẻ trên mạng để lưu ý và chọn được địa điểm phù hợp. * Anh Nguyễn Thanh Tú (Q.Thủ Đức): Nhiều nơi phân ra hai mức giá cho khách nước ngoài và khách nội địa. Tất nhiên, mức giá cho khách nước ngoài rất cao, tới mức người trong nước nhìn vào còn cảm thấy bức xúc. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam. * Chị Huỳnh Mai Phương (Q.Tân Bình): Nên tìm hiểu kỹ về những dịch vụ du lịch uy tín và đặt chỗ trước vài tuần. Nếu có người quen ở địa phương thì nhờ họ hướng dẫn càng tốt. |
Theo Tuổi trẻ
Đà Nẵng: Vì đâu khó giải quyết nạn khách sạn tăng giá
(责任编辑:Thể thao)
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Người lao động các doanh nghiệp nhựa thử tài phòng cháy, chữa cháy
- ·Bất động sản du lịch: “Đổ” tiền vào đâu?
- ·Thị trường bất động sản: Văn phòng cho thuê vẫn chưa sáng cửa
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Được vay đến 80% trong 15 năm để mua nhà ở xã hội
- ·Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Chủ thể tham gia thị trường bất động sản ngày càng mở rộng
- ·TP.Bến Cát: Chú trọng bảo đảm trật tự và xây dựng văn minh đô thị
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Nhà tái định cư: Mua khổ, bán cũng khổ
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Trườmg hợp được giảm tới 50% tiền sử dụng đất
- ·Chủ động dự báo trước các kịch bản cho thị trường bất động sản
- ·Phòng cháy chữa cháy tại chung cư: Đừng đùa với… bà hỏa
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Việt Nam đứng đầu danh sách các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á
- ·Công an TP.Tân Uyên: Lập biên bản hơn 5.450 trường hợp vi phạm vượt đèn đỏ
- ·Doanh nghiệp bất động sản đang làm gì cho cuộc chơi lớn?
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh