【tyle keonhacai】"Tiếp lực" cho công nghiệp hỗ trợ
Tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ôtô |
Loay hoay bài toán linh kiện
Trên thực tế,ếplựcquotchocôngnghiệphỗtrợtyle keonhacai CNHT ngành ôtô của Việt Nam còn kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa thấp và chủ yếu các nhà cung cấp là doanh nghiệp (DN) FDI, chiếm khoảng 90%, mới có một số ít nhà cung cấp trong nước tham gia mạng lưới cung cấp linh kiện cho sản xuất và lắp ráp ôtô tại Việt Nam. Hiện tại, phần lớn linh kiện ôtô đều phải nhập khẩu, chiếm tới khoảng 75 - 80%.
Theo ông Trần Quốc Toản - Tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (Samco) - vấn đề là cần chính sách minh bạch, dễ tiếp cận để các DN chủ động đầu tư vào CNHT ngành ôtô. Cụ thể, các danh mục ngành nghề và chủ trương khuyến khích đầu tư đã được ban hành nhưng "Sản xuất chủng loại phụ tùng nào? Bán cho ai? Theo tiêu chuẩn nào? Bằng công nghệ gì?"…, vẫn là những bài toán chưa có lời giải vì trên thực tế, thị trường chưa được khẳng định hoặc dự báo tốt.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu Chính phủ đã xác định phát triển công nghiệp ôtô và phụ tùng trở thành ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế, thì phải tháo được những nút thắt về chính sách và phải cụ thể hóa chính sách bằng hành động để CNHT ngành ôtô không "lẹt đẹt" như hiện nay.
Trao đổi xung quanh vướng mắc này, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Viện Chiến lược chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) - chỉ rõ, mạng lưới nhà phân phối cấp 1 hiện tại ở Việt Nam rất ít, việc sản xuất cũng mới ở diện hợp tác liên kết và dừng ở mức độ lắp ráp là chủ yếu. Qua phân tích về kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp ôtô ở Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan, bà Thúy cho rằng, Việt Nam cần tiếp cận trình tự phát triển các cụm công nghiệp như các nước đã triển khai, tập trung thu hút đầu vào cho sản xuất ôtô, xây dựng năng lực bảo đảm, củng cố phát triển ngành công nghiệp ôtô.
Chia sẻ thêm về những khó khăn của CNHT ngành ôtô Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn - Trưởng tiểu ban chính sách (Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam) - cho biết, hiện chi phí sản xuất linh kiện, phụ tùng ở Việt Nam cao hơn so với Thái Lan, Indonesia do khấu hao đầu tư lớn nhưng sản lượng nhỏ. Theo ông Phạm Anh Tuấn, việc nội địa hóa phải cắt giảm được chi phí, nếu chi phí sản xuất một chi tiết ở Việt Nam thấp hơn nhập khẩu chi tiết từ nước ngoài thì lúc đó mới tiến hành nội địa hóa ở Việt Nam, còn nếu không sẽ buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Cơ hội phát triển mạng lưới CNHT ôtô tại Việt Nam
Tại cuộc họp về tình hình phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các bộ, ngành tập trung đẩy mạnh phát triển ngành này trở thành ngành công nghiệp chủ lực, có sức cạnh tranh. Đặc biệt là tạo dung lượng thị trường để thúc đẩy phát triển CNHT.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 phê duyệt Chương trình phát triển CNHT trong đó CNHT ngành ôtô thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển, Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 3/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển CNHT. Theo đó, định hướng phát triển CNHT không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà tiếp tục lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất, đủ sức cạnh tranh để tham gia chuỗi sản xuất công nghiệp ôtô toàn cầu trên cơ sở đẩy mạnh tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), để phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, phải đẩy mạnh phát triển CNHT, gắn liền với mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ôtô. Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác liên ngành đánh giá toàn diện thị trường ôtô Việt Nam trong mối tương quan với thị trường khu vực và thế giới. Tổ công tác đã làm việc với các DN ngành ôtô Việt Nam, qua đó xác định rõ kế hoạch phát triển sản xuất của từng DN trong giai đoạn 2018 - 2020; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của DN và đề xuất giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ DN theo hướng: Điều chỉnh các chính sách về thuế, thị trường, hình thành hệ thống nhà cung cấp linh kiện và phụ tùng; hỗ trợ DN tiếp tục sản xuất ôtô trong nước để cắt giảm chi phí sản xuất; hạ giá thành; cải tiến chất lượng...
Bàn về vấn đề này, ông Phạm Tuấn Anh - Phó cục trưởng Cục Công nghiệp - cho biết, giải pháp trọng tâm để phát triển CNHT ôtô định hướng cho thời gian tới là tăng cường hợp tác giữa các DN trong nước và các DN lớn nước ngoài trong việc sản xuất linh kiện và phụ tùng, trong đó tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công nghệ cao phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu.
Thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục cùng các bộ, ngành liên quan xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý thống nhất, tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa ôtô nhập khẩu và ôtô sản xuất trong nước, đáp ứng các nguyên tắc thị trường, phù hợp với các cam kết quốc tế; xác định rõ đối tác chiến lược trong phát triển ngành công nghiệp ôtô và CNHT, gắn với nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích DN nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra trong nước đối với sản phẩm ôtô.
Theo Quyết định số 68/QĐ-TTg về Chương trình phát triển CNHT từ năm 2016 đến 2025, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành CNHT cho sản xuất ôtô. Phấn đấu đáp ứng xấp xỉ 35% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ôtô trong nước. Giai đoạn 2021 - 2025 bắt đầu sản xuất một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ, từng bước tham gia hệ thống cung ứng sản phẩm hỗ trợ trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp ôtô thế giới. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hải Phòng: Dân mạng thích thú với cây xăng chuẩn Nhật mọc lên tại đất cảng
- ·Không thả nổi việc tự công bố chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp
- ·Hàng nghìn cảnh sát cơ động sẽ tham gia bảo vệ Hội nghị Mỹ
- ·Tiến độ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn rất chậm
- ·Thủ tướng nêu 3 vấn đề nóng nổi cộm thời gian qua
- ·Hoàn thiện hồ sơ xây Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- ·Tinh giản bộ máy để giảm chi thường xuyên
- ·Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp Chủ tịch IPU Saber Chowdhury
- ·Thủ tướng: Cho phép mở lại các dịch vụ không thiết yếu, trừ vũ trường và karaoke
- ·Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho gần 5.000 người dân tại 4 tỉnh, thành
- ·Thời tiết Hà Nội đêm 27 ngày 28/2: Trời rét và có mưa vài nơi
- ·Trung ương bắt đầu khảo sát để cải cách tiền lương
- ·Chính phủ đồng ý lùi chương trình giáo dục phổ thông mới
- ·Tọa đàm giao lưu với “Nhân chứng lịch sử” nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
- ·Nước biển bất thường ở Đà Nẵng: Có 2 thông số vượt tiêu chuẩn
- ·Ngày này năm xưa 23/2: Bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế
- ·Kỳ AIPA lịch sử và dấu ấn Việt Nam
- ·Cù cưa Brexit và nỗi khổ của bà May
- ·Nữ tài xế phát ngôn gây ‘sốc’: Tiếp tục ngông cuồng, phải cử 2 công an viên áp giải
- ·Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ ca ngợi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ