【kq bd cup anh】Khó khăn trong kêu gọi xã hội hoá
(CMO) Không thể phủ nhận những nỗ lực của các cấp trong hoạch định, phát triển các phong trào văn hoá, thể thao cấp cơ sở thời gian qua.
Tuy nhiên, hoạt động các phong trào văn hoá văn nghệ, văn hoá thể thao ở cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế, còn hoạt động hình thức, đơn thuần. Thậm chí cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển các phong trào văn hoá cần sự kêu gọi đầu tư bằng các công trình cụ thể vẫn đang là mối băn khoăn ở nhiều địa phương.
Chưa xứng tầm
Hầu hết những trung tâm văn hoá xã đang gặp khó khăn, đó là thiếu những trang bị cần thiết cho các hoạt động. Dường như các trung tâm văn hoá cấp xã chỉ dừng lại được ở bộ khung cơ sở vật chất, như có 1 trụ sở, 1 phòng họp, hội trường sinh hoạt cộng đồng vài trăm ghế, chưa có các phòng chức năng để hoạt động đúng nghĩa một khu trung tâm văn hoá thể thao cấp xã.
Còn nói về chất lượng hoạt động, Trưởng phòng Văn hoá - Thể thao huyện U Minh Lê Hữu Lợi cho biết: “Ở huyện, trung tâm nào cũng có ban chủ nhiệm nhưng chỉ phát huy một vài lĩnh vực ít tốn kém và chi phí đầu tư không nhiều. Còn hầu hết các hoạt động thể thao chỉ hoạt động theo phong trào do chưa phát triển cơ sở vật chất đảm bảo. Nhìn chung, cả huyện chưa có trung tâm nào có sân hoạt động thể thao đúng nghĩa. Chỉ có xã Khánh Hoà thực hiện xã hội hoá được 1 sân bóng đá nhân tạo nhưng cũng đã cũ".
Mặt khác, các hoạt động văn hoá nói chung chất lượng chưa cao, chỉ duy trì 1 mức độ nhất định chứ chưa hết chức năng, chưa đảm bảo hoạt động thường xuyên đúng nghĩa một trung tâm văn hoá.
Cùng chung khó khăn này, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời Phạm Trọng Sĩ cho biết: “Việc kêu gọi đầu tư sân bóng đá và nhà thi đấu đang gặp khó. Nhà đầu tư còn ngán ngại, vì thế xã chỉ mới sử dụng 1/3 diện tích của trung tâm”.
Hơn 2/3 diện tích khu Trung tâm Văn hoá xã Khánh Bình đã san lấp mặt bằng, nhưng chỉ để cỏ mọc vì chưa kêu gọi được xã hội hoá đầu tư xây dựng. Ảnh: Hoàng Vũ |
Khó kêu gọi đầu tư
Phải thừa nhận rằng, hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá nói chung, lĩnh vực đầu tư cơ sở, thiết bị cho thể thao ở cấp xã nói riêng chưa đạt kết quả như mong muốn, đó là do nhu cầu của xã hội thấp. Việc đầu tư vào lĩnh vực này ít lợi nhuận, thậm chí thua lỗ nên các nhà đầu tư ngán ngại và ít quan tâm.
Một nguyên nhân khách quan khác được nhiều địa phương vạch ra, đó là việc đầu tư cho một số hạng mục công trình, như sân bóng đá, nhà thi đấu đa năng phải tốn nhiều chi phí, nhưng theo quy định chỉ được kêu gọi đầu tư, đấu giá hạng mục cứ mỗi 3 năm phải tiến hành ký lại hợp đồng. Điều này khiến các nhà đầu tư e ngại vấn đề hoàn vốn công trình và các vấn đề phát sinh, thay đổi sau 3 năm.
“Thiết nghĩ nên có cơ chế cho từng hạng mục công trình, tuỳ theo giá trị đầu tư và khả năng hoàn vốn mà có khung thời gian ký hợp đồng đấu giá khác nhau thay vì quy định rập khuôn 3 năm như hiện nay”, ông Phạm Trọng Sĩ băn khoăn.
Cùng chung nỗi lo này, Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Trần Văn Thời Dư Minh Chiến cho biết: “Huyện từ 10 năm trước đã tính đến việc đầu tư cơ sở cho các trung tâm văn hoá xã. Do vậy đã tiến hành các khâu mua đất, san lấp mặt bằng cho 11 xã để thuận lợi trong công tác phát triển khu vui chơi văn hoá và xây dựng trụ sở, thiết chế văn hoá. Tuy nhiên, đã qua vấn đề kêu gọi đầu tư các hạng mục trên nền công trình, mặt bằng có sẵn vẫn chưa huy động được doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư. Ngay cả các trung tâm văn hoá của xã Khánh Bình, Khánh lộc… thuận tiện giao thông và khu vực tập trung đông dân cư nhưng công tác kêu gọi xã hội hoá vẫn hết sức khó”.
Mặt khác, ngoài việc vướng nhiều quy định về thủ tục pháp lý, như đấu giá, khung thời gian ngắn…, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư còn phải thực hiện các nghĩa vụ thuê mặt bằng và đóng thuế, đầu tư hạ tầng…. nên gặp sự cạnh tranh từ phía các công trình tư nhân tự mở các dịch vụ thể thao trên phần đất gia đình.
Nếu không có giải pháp tháo gỡ các vấn đề khó khăn về kêu gọi xã hội hoá hay chi ngân sách xây dựng các công trình văn hoá cơ sở sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ khác, như khó khăn quy tụ lực lượng trẻ ở cấp cơ sở tham gia nhiệt huyết các hoạt động, phong trào và chương trình hành động ở địa phương. Kéo theo đó là sự lãng phí nguồn lực, trong khi Nhà nước đã trang bị bộ khung hầu như đảm bảo diện tích đất sạch để kêu gọi nhưng đành chịu bỏ hoang phí.
Như ở huyện Trần Văn Thời, hiện tại khu trung tâm văn hoá xã có diện tích nhỏ nhất cũng khoảng 8 ngàn mét vuông nhưng không thể triển khai hạng mục sân bóng đá hay nhà thi đấu đa năng… Vì thế, thời gian càng kéo dài sẽ dễ lâm vào hoàn cảnh chung là cỏ, sậy tự do mọc, gây bức xúc trong dư luận. Như việc để trống hơn 2/3 diện tích khu Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Khánh Bình và hầu như bỏ hoang hoàn toàn hơn 10 ngàn mét vuông đất của khu Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Khánh Hưng.
Ông Dư Minh Chiến chia sẻ: “Chúng tôi rất cần sự quan tâm điều chỉnh khung thời gian ở từng hạng mục, công trình để thuận lợi kêu gọi đầu tư. Bởi đất là do Nhà nước quản lý, chỉ cho thuê mặt bằng và doanh nghiệp, cá nhân khi có nhu cầu thuê phải qua đấu giá và phải bỏ chi phí đầu tư công trình. Việc kéo dài thời gian cho thuê sẽ thúc đẩy kêu gọi đầu tư xã hội hoá các hạng mục thuận lợi hơn”./.
Phong Phú
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tại sao máy làm kem Fushima được ưa chuộng trên thị trường?
- ·Hớn Quản đẩy nhanh chuẩn hóa mã số thuế cá nhân
- ·Cần trợ lực cho thanh niên lập nghiệp
- ·Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người
- ·Giá vàng hôm nay, 24/2: Bật tăng trở lại
- ·Hộ nghèo tại Bù Đăng nhận nhà đại đoàn kết
- ·Công nghệ “xanh” để sản xuất và tiêu dùng bền vững
- ·Hợp tác, liên kết để phát triển sản xuất
- ·Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 6 tháng năm 2023
- ·An cư lạc nghiệp trên vùng đất mới
- ·Skinny fat có thực sự gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người?
- ·Hội diễn văn hóa
- ·Triển vọng mới từ chứng nhận ASC
- ·Chuyển đổi số giúp nâng tầm OCOP
- ·Bộ Y tế công bố danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine
- ·Gỡ khó cho mô hình nuôi sò
- ·Ðàn Nam Giao
- ·Đa dạng sản phẩm OCOP từ tôm, cua
- ·Long An: Các khu công nghiệp thu hút gần 2.000 dự án
- ·Phấn đấu mỗi hộ gia đình có ít nhất 1 người thành thạo 5 kỹ năng số