【đấu bóng đá ngoại hạng anh】Thứ trưởng Y tế: Hà Nội phải xác định nhiệm vụ phòng chống dịch Covid
Chiều ngày 15/9,ứtrưởngYtếHàNộiphảixácđịnhnhiệmvụphòngchốngdịđấu bóng đá ngoại hạng anh Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, trong chiến dịch xét nghiệm diện rộng đang triển khai, công xuất xét nghiệm của toàn TP đạt gần 70.000 mẫu đơn, tương đương 700.000 mẫu gộp 10 mỗi ngày.
“Tốc độ xét nghiệm tăng lên trong các ngày gần đây nhưng ca mắc cộng đồng giảm nhiều, cao nhất là 73 ca phát hiện ngày 25/8, đến ngày 12/9 giảm xuống còn 4 ca. Có 1 ngày (ngày 9/9) không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng”, bà Hà thông tin.
Về vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, Hà Nội được Bộ Y tế phân bổ trên 5,4 triệu liều vắc xin. Tổng cộng đến nay, thành phố đã tiêm hơn 5,13 triệu liều (trong đó có hơn 4,7 triệu mũi 1 và hơn 425.000 mũi 2).
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Hà Nội chiều 15/9 |
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng thông tin thêm, để phòng chống dịch, Hà Nội huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và chủ động ngay từ cơ sở. TP triển khai chống dịch theo phương châm “lấy xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sĩ”. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên thành lập Sở chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 bên cạnh Ban Chỉ đạo chống dịch TP.
Hiện, Hà Nội vẫn duy trì việc cách ly F1 tập trung. TP luôn sẵn sàng kế hoạch xây dựng các khu cách ly tập trung ở mức độ cao, có thể đáp ứng điều kiện cách ly cho 120.000 người.
Về điều trị, theo ông Chử Xuân Dũng, địa phương đã xây dựng phương án 40.000 giường bệnh điều trị Covid-19, trong đó tỷ lệ tầng 1 là 32.000 giường (đạt 80%), tầng 2 và tầng 3 là 8.000 giường (chiếm 20%). TP cũng có phương án về nhân lực, trang thiết bị, cơ số thuốc cho các cơ sở điều trị.
“Qua việc triển khai công tác tiêm chủng, xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh thời gian qua, TP có thể tự tin khẳng định cơ bản đã kiểm soát được dịch. Các ca bệnh mới ghi nhận trong những ngày gần đây chủ yếu từ khu cách ly, khu phong toả. Hà Nội nóng như vậy, nguy cơ cao như vậy mà giữ được như hiện tại là sự cố gắng rất lớn, trong đó có sự hỗ trợ từ Bộ Y tế”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nói.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nội trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là triển khai xét nghiệm thần tốc và tiêm chủng vắc xin.
Tuy nhiên, do đặc điểm của biến thể Delta, nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch tại Thủ đô luôn hiện hữu. Thứ trưởng đề nghị Hà Nội phải xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là chính, cơ bản và lâu dài. Khi đã khoanh vùng phong toả thì thần tốc xét nghiệm nhanh để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, thu hẹp dần vùng phong toả, giãn cách.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phát biểu trong buổi làm việc với UBND TP Hà Nội chiều 15/9 |
Trong công tác điều trị, TP phải thực hiện nghiêm việc phân tầng theo đúng quy định của Bộ Y tế. “Làm tốt phân tầng và điều trị hiệu quả ở tầng 1, tầng 2 sẽ tránh được gánh nặng cho tầng 3, giảm nguy cơ cho người bệnh”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý Hà Nội cần chú trọng công tác phòng chống dịch trong các khu/cụm công nghiệp vì “dịch ở khu công nghiệp và cộng đồng có liên quan đến nhau”.
Theo đó, Hà Nội phải yêu cầu 100% doanh nghiệp xây dựng phương án phòng chống dịch cụ thể. Chủ doanh nghiệp cần ký cam kết phòng chống dịch với Ban Quản lý khu/cụm công nghiệp hoặc chính quyền địa phương (đối với doanh nghiệp nhỏ).
“Chúng ta phải đảm bảo theo đúng phương châm “An toàn để sản xuất. Sản xuất phải an toàn”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý.
Ông cũng đề nghị Hà Nội xây dựng phương án cách ly F1 tại nhà, cách ly, điều trị, chăm sóc sức khoẻ của F0 tại nhà; lên phương án xây dựng, thiết lập các trạm y tế lưu động.
“Hà Nội phải chuẩn bị sẵn sàng để không bị động. Tuy nhiên, chúng ta cùng nỗ lực trong phòng chống dịch để các phương án này không được sử dụng trong thực tiễn”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng lưu ý sau đợt tổng xét nghệm, TP nên đánh giá lại mức độ nguy cơ các vùng, từ đó có kế hoạch xét nghiệm tiếp theo phù hợp với từng khu vực, từng mức độ nguy cơ. Đồng thời, xây dựng lộ trình cụ thể để gỡ bỏ phong toả từng khu vực.
Trong công tác tiêm chủng vắc xin, Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Hà Nội tiêm nhanh nhưng phải đảm bảo an toàn; lưu ý cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng từ Bộ Y tế.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị TP Hà Nội quan tâm, biểu dương lực lượng tuyến đầu tham gia công tác phòng chống dịch.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Nguyễn Liên
Sáng 16/9 Hà Nội có 1 ca mắc Covid-19 ở quận Hoàng Mai
Sáng 16/9, Hà Nội ghi nhận 1 bệnh nhân tại khu cách ly, có địa chỉ ở quận Hoàng Mai.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thủ tướng dự lễ vận hành thương mại nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam
- ·Hà Nội dùng cơ sở dữ liệu nguồn nước trên Google Maps phục vụ công tác chữa cháy
- ·Hơn 500 doanh nghiệp tham gia VietnamPlas 2018
- ·200 kỹ sư CNTT chạy bộ 10,000km gây quỹ khen thưởng cho sinh viên CNTT tài năng
- ·Thông tin mới nhất về nữ tài xế đất Cảng phát ngôn ‘Mạng người không quan trọng’
- ·Hà Nội dùng cơ sở dữ liệu nguồn nước trên Google Maps phục vụ công tác chữa cháy
- ·Lý do Elon Musk bỏ học Stanford chỉ sau 2 ngày
- ·Cái bắt tay kiểm soát Internet của Apple và Google
- ·Thủ tướng: Chi phí logistics ở Việt Nam còn quá cao
- ·Mua laptop, tablet nào để làm việc trong giai đoạn mới?
- ·ngày 17/6, Grab được tuyên vô tội trong việc mua lại Uber Việt Nam với nguyên nhân được Hội đồng x
- ·VNG đầu tư 22,5 triệu USD vào Funding Societies
- ·Smartphone ngày càng đắt đỏ, công lớn của Apple
- ·Những yếu tố giúp giá trị thương hiệu Viettel lập đỉnh mới
- ·Chất lượng không khí xấu đi, người dân nên hạn chế ra khỏi nhà
- ·Bitcoin cùng hàng loạt tiền điện tử tiếp tục 'lao dốc' giữa căng thẳng Nga
- ·Giữa tháng 3, Internet Việt Nam đi quốc tế mới trở lại bình thường
- ·BlackBerry bán bằng sáng chế thiết bị di động, nhắn tin trị giá 600 triệu USD
- ·Để tồn tại trong thời Covid
- ·Nỗi lo 'số' khi làm việc trực tuyến