会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang cup c2 chau au】Điểm sáng chuyển đổi số: Chứng nhận đầu tư 250 triệu USD chỉ trong 12 giờ!

【bang xep hang cup c2 chau au】Điểm sáng chuyển đổi số: Chứng nhận đầu tư 250 triệu USD chỉ trong 12 giờ

时间:2025-01-11 12:09:49 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:202次
Điểm sáng chuyển đổi số: Chứng nhận đầu tư 250 triệu USD chỉ trong 12 giờ - Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan triển lãm mô hình,ĐiểmsángchuyểnđổisốChứngnhậnđầutưtriệuUSDchỉtronggiờbang xep hang cup c2 chau au sản phẩm ứng dụng triển khai Đề án 06.

Chiều 12/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án Phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Tại Hội nghị, các đại biểu đã báo cáo, thảo luận, đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên tinh thần khách quan, trung thực, có minh chứng bằng số liệu cụ thể, nhận diện các tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, rào cản, điểm nghẽn, phát hiện đúng các nguyên nhân; xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới, cũng như trong dài hạn (thể chế; nhân lực số; xây dựng, chia sẻ, kết nối các cơ sở dữ liệu; an ninh, an toàn; tăng hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phát triển tiện ích cho người dân…).

Đặc biệt, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, những giải pháp cụ thể trong triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06.

Điểm sáng chuyển đổi số: Chứng nhận đầu tư 250 triệu USD chỉ trong 12 giờ - Ảnh 2.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng báo cáo tại Hội nghị.

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã xuất hiện nhiều điểm sáng, mô hình hay như việc xây dựng nhận thức số, đào tạo nhân lực số tại Đà Nẵng; xây dựng hạ tầng số tại Quảng Ninh; thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến với chiến dịch 92 ngày đêm tại Bình Phước; triển khai "trợ lý ảo" trong ngành tòa án…

Theo đó, TAND Tối cao đã chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu và triển khai thử nghiệm "trợ lý ảo" đóng vai trò như một thư ký riêng, am hiểu pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ của tòa án, làm việc 24/7 và luôn bên cạnh thẩm phán, giao tiếp với thẩm phán bằng ngôn ngữ tự nhiên thông qua điện thoại di động, máy tính cá nhân. Việc sử dụng "trợ lý ảo" đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian tra cứu, tìm kiếm, nghiên cứu, xử lý, ra quyết định đối với các vụ án được đúng bản chất sự việc, đúng pháp luật. Đến tháng 6/2023, TAND Tối cao đã cung cấp hơn 11.600 tài khoản cho thẩm phán và cán bộ, công chức của toà án sử dụng trợ lý ảo…

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cho biết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu về chỉ số cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Quảng Ninh đã rất chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng số để thúc đẩy nền sản xuất thông minh, phát triển kinh tế số, xã hội số. Tỉ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang đạt 89,13% (trung bình cả nước đạt 75,39%). 100% xã, phường, thị trấn được triển khai Internet băng rộng. Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế Tier-3, hiện được phát triển theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây.

Điểm sáng chuyển đổi số: Chứng nhận đầu tư 250 triệu USD chỉ trong 12 giờ - Ảnh 3.
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy: Quảng Ninh rất chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng số.

Hạ tầng số đồng bộ, hiện đại đã góp phần quyết định chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, xử lý TTHC cho người dân, doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của nền hành chính. Tỉnh quyết tâm trong năm 2023, 100% TTHC của tỉnh Quảng Ninh đều được rút ngắn từ 30% - 70% thời gian giải quyết so với quy định của cơ quan Trung ương; hơn 60% hồ sơ được giải quyết trước hạn.

Đáng chú ý, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án (Nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh và Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh) của Công ty Foxconn Singapore PTE LTD tại KCN Sông Khoai (thị xã Quảng Yên), với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD. Cả 2 dự án đều được cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ trong 12 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (rút ngắn thời gian giải quyết 14 ngày làm việc so với quy định).

Điểm sáng chuyển đổi số: Chứng nhận đầu tư 250 triệu USD chỉ trong 12 giờ - Ảnh 4.
Xếp hạng 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về mức độ chuyển đổi số năm 2022.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay Thành phố đã quyết liệt triển khai và đưa vào vận hành Hệ thống Thông tin giải quyết TTHC trên cơ sở hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống Thông tin một cửa điện tử thành Hệ thống thông tin thống nhất, kết nối với hệ thống xác thực định danh theo Đề án 06 và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Do đặc thù quy mô hệ thống của thành phố lớn và đã triển khai từ lâu, nhiều dịch vụ và dữ liệu lớn, vì vậy công tác triển khai thay thế nền tảng được Thành phố thực hiện cẩn trọng dựa trên giải pháp quy hoạch các dịch vụ, dữ liệu hệ thống cũ về một nơi thống nhất nhằm tạo thuận tiện và không làm ảnh hưởng việc người dân, doanh nghiệp truy cập và tra cứu dịch vụ công trực tuyến mà các đơn vị của Thành phố đã cung cấp trước ngày 29/10/2022.

Điểm sáng chuyển đổi số: Chứng nhận đầu tư 250 triệu USD chỉ trong 12 giờ - Ảnh 5.
Xếp hạng của các bộ, cơ quan ngang Bộ có dịch vụ công.

Để kịp thời nâng cấp, đầu tư mới hạ tầng trang thiết bị phục vụ hoạt động của Bộ phận một cửa tại các cấp cơ sở, Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo đưa máy vi tính văn phòng ra khỏi danh mục mua sắm tập trung và phân bổ nguồn vốn cho các đơn vị cơ sở chủ động trang bị, mua sắm nhanh tháo gỡ tình trạng chậm đầu tư mua sắm theo hình thức tập trung, kịp thời nhu cầu vận hành hệ thống.

Theo ông Phan Văn Mãi, kinh nghiệm của Thành phố là triển khai nhanh, quyết liệt, tổng thể, đồng bộ và kỷ luật trong tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch và phương án đã đề ra. Thành phố sẽ sớm đạt được mục tiêu đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng dịch vụ xác thực định danh điện tử, căn cước công dân trong giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội của Thành phố.

Điểm sáng chuyển đổi số: Chứng nhận đầu tư 250 triệu USD chỉ trong 12 giờ - Ảnh 4.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết 25/25 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06 đã được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, 25/25 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06 và 10/28 dịch vụ công tại Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trong đó, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với các Bộ, cơ quan tái cấu trúc quy trình 2 nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông "Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi" và "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng" và tổ chức thực hiện thí điểm tại Hà Nội, Hà Nam.

Sau 8 tháng triển khai thí điểm, tổng số hồ sơ đã tiếp nhận tại 2 địa phương là 56.768 hồ sơ (nhóm khai sinh 51.376 hồ sơ; nhóm khai tử 5.392 hồ sơ), bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan, giúp cắt giảm hồ sơ, giấy tờ, thời gian thực hiện, chi phí đi lại (nhóm khai sinh từ tổng số 21 ngày làm việc giảm xuống còn 4 ngày làm việc; nhóm khai tử từ tổng số 25 ngày làm việc giảm xuống còn 10 ngày làm việc), được người dân ủng hộ, đồng tình cao. Trên cơ sở đó, 2 dịch vụ công liên thông này đã triển khai trên phạm vi cả nước từ 10/7/2023.

Điểm sáng chuyển đổi số: Chứng nhận đầu tư 250 triệu USD chỉ trong 12 giờ - Ảnh 7.
Xếp hạng của các bộ, cơ quan ngang Bộ không có dịch vụ công

Tính chung, đến nay, có 4.422/6.423 TTHC (chiếm 68,8%) đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến, với tỉ lệ hồ sơ trực tuyến tăng, trong đó, các bộ, ngành có 82% hồ sơ trực tuyến (tăng 1,5 lần so với năm 2022), địa phương có 61,36% hồ sơ trực tuyến (tăng 1,7 lần so với năm 2022); có 2,5 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến thành công, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Các bộ, địa phương đã tập trung thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả TTHC theo hướng người dân, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin, giấy tờ 1 lần. Theo đó, việc cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử ở bộ, ngành đạt 22,8% (tăng 11% so với năm 2022), ở các địa phương là 32% (tăng 20% so với năm 2022); 63/63 địa phương đã hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư với Hệ thống Thông tin giải quyết TTHC phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công như: Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy,…

Chất lượng giải quyết TTHC đã được cải thiện so với năm 2022, tỉ lệ hồ sơ giải quyết đúng hoặc sớm hạn của bộ, ngành tăng 10% so với năm 2022, địa phương tăng 8% so với năm 2022.

Điểm sáng chuyển đổi số: Chứng nhận đầu tư 250 triệu USD chỉ trong 12 giờ - Ảnh 5.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa đề xuất xây dựng và phát huy sức mạnh của cơ sở dữ liệu ở các tỉnh, thành phố. Từ đó, giúp lãnh đạo tỉnh, thành phố chỉ đạo tức thời bằng dữ liệu thời gian thực, nâng cao năng lực của chính quyền trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Theo ông Khoa, dữ liệu là nền tảng quan trọng nhất của chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, cơ sở dữ liệu là trái tim, các cơ sở dữ liệu địa phương là mạch máu. Trái tim đập giúp máu lưu thông. Những mạch máu cũng nuôi trái tim khỏe mạnh. Vì vậy, cần đưa ra được chỉ đạo tức thời bằng dữ liệu - giống như trái tim đập không nghỉ.

FPT đề xuất 30 mô hình tiện ích cho người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, FPT đề xuất mô hình hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ số - Chuyển đổi số - Thành phố Thông minh. Mô hình điều hành dựa trên dữ liệu để giải quyết điểm nghẽn trong bài toán dữ liệu cát cứ, chồng chéo, chưa liên thông đồng bộ từ quốc gia tới địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đà Nẵng dẫn đầu về chuyển đổi số năm 2022.

Cũng tại phiên họp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố chỉ số và bảng xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số năm 2022 của các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo đó, Đà Nẵng, TPHCM và Quảng Ninh lần lượt dẫn đầu ở khối các địa phương, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ TN&MT chiếm vị trí dẫn đầu ở khối các bộ, cơ quan có dịch vụ công./.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
  • Speaker of RoK National Assembly begins Việt Nam visit
  • ASEAN, India reaffirm ties in 21st century
  • Foreign officials, media highlight signifcance of RCEP
  • Đề xuất xây khu tái định cư  nứt đất ở Đắk Nông
  • UAE leaders sends sympathies over central Việt Nam's floods
  • UK’s former PM ready to help Việt Nam attract high
  • Deputies call for greater access to information on HIV
推荐内容
  • Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
  • 2020 ASEAN National Committee holds 6th session meeting
  • Việt Nam, RoK pledge to deepen bilateral relations
  • Việt Nam pledges to promote rule of law at national, int’l level
  • Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
  • PM advises Phú Thọ Province to focus on tourism development