【tp.hcm – hồng lĩnh hà tĩnh】Nhiệm vụ cao cả
Quan tâm chăm lo cho gia đình chính sách luôn được Đảng ủy thị trấn Kinh Cùng,ệmvụcaocảtp.hcm – hồng lĩnh hà tĩnh huyện Phụng Hiệp quán triệt đến cán bộ, đảng viên.
Gia đình ông Dũng bên căn nhà tình nghĩa được xây dựng từ năm 2017.
Tích cực “Đền ơn đáp nghĩa”
Ông Nguyễn Thanh Thi, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kinh Cùng, chia sẻ: Thị trấn có tổng cộng 215 gia đình chính sách, người có công, trong đó 46 trường hợp hưởng thường xuyên. Nhiều năm qua, các hoạt động chăm lo gia đình chính sách, người có công được Đảng ủy, UBND thị trấn chú trọng. Bên cạnh sự hỗ trợ từ tỉnh, huyện, thị trấn đã tích cực vận động, kêu gọi sự chung tay từ các mạnh thường quân trong thực hiện “Đền ơn đáp nghĩa”.
Tháng 7 tri ân vừa qua, thị trấn đã tổ chức một chuỗi những hoạt động thiết thực, trong đó trọng tâm là tổ chức gặp gỡ, lắng nghe những ý kiến đóng góp, phản hồi từ gia đình chính sách, người có công; thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7; khởi động các hoạt động hỗ trợ nâng cao đời sống gia đình chính sách trên địa bàn.
Hành trình “Đền ơn đáp nghĩa” của thị trấn tiếp nối qua nhiều năm. Năm năm qua, cùng với sự hỗ trợ kính phí từ trên và huy động đóng góp của Nhân dân, đã vận động vào Quỹ đền ơn đáp nghĩa số tiền 320 triệu đồng, vận động xây dựng 9 căn nhà tình nghĩa với số tiền 450 triệu đồng. Thị trấn còn trợ giúp giải quyết khó khăn cho các trường hợp gia đình chính sách, người có công bị đau ốm, hoạn nạn, tang chế và nhiều lĩnh vực khác. Thực hiện Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, đến nay trên địa bàn có 25 căn nhà được xây dựng với tổng kinh phí 1 tỉ đồng, sửa chữa 6 căn khác với kinh phí 120 triệu đồng. Mới đây, những trường hợp gia đình chính sách, người có công bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được hỗ trợ tổng cộng số tiền 52,5 triệu đồng từ gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Dù có nhiều cố gắng và nỗ lực nhưng đến nay tại thị trấn còn hai gia đình chính sách thuộc hộ nghèo, đây là những hộ lớn tuổi, mất sức lao động, rất khó giảm nghèo nhưng trên tinh thần hỗ trợ hết mình, thị trấn sẽ tiếp thêm động lực để các hộ vượt qua khó khăn.
“Làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ - người có công”
Chị Bùi Thị Thu Hằng, cán bộ phụ trách thương binh, xã hội UBND thị trấn Kinh Cùng, chia sẻ: Là người được trực tiếp giao nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực này, chị luôn xác định phải làm tốt, đây là trách nhiệm cao cả, vừa tri ân, vừa thể hiện tấm lòng với những gia đình đã cống hiến cho hòa bình hôm nay…
Từ sự chăm lo chu đáo, tận tâm của Đảng bộ, chính quyền, các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn đều thấy ấm lòng và cùng vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Như trường hợp của ông Võ Văn Dũng, ở ấp 6 là một điển hình như vậy. Người thương binh cụt gần hết chân bên trái trong một trận đánh tại chiến trường Campuchia vào năm 1987, mấy mươi năm nay hàng ngày vẫn gắn bó với nghề giăng lưới bắt cá dưới sông. Cá khi nhiều khi ít, nhưng ông vẫn tự tin vượt lên khó khăn vì thấy được sự đồng hành của địa phương.
“Căn nhà tình nghĩa được xây dựng năm 2017, lúc đó tôi được hỗ trợ 40 triệu đồng, tiền nhà bỏ vô thêm mấy chục triệu nữa nên căn nhà nhìn bảnh lắm. Hàng tháng, tiền trợ cấp thương binh của tôi được hơn 3 triệu đồng, vợ tôi nuôi gà vịt thêm ít đỉnh, tôi thì ngày nào cũng giăng lưới, cuộc sống nhìn lên không bằng ai, nhưng với tôi như vậy là ổn lắm rồi”, ông Dũng bày tỏ.
Trước đây, khi chưa xây dựng nhà tình nghĩa, ông Dũng cùng vợ rong ruổi nuôi vịt chạy đồng và sống trên ghe, cứ đi từ vùng Long Mỹ đến Phụng Hiệp, cuộc sống bấp bênh vô định, vì không nhà, không đất. Biết được hoàn cảnh của ông và thấy khó mà sống trên chiếc ghe đến suốt cuộc đời, chính quyền thị trấn đã liên hệ nắm thông tin. Vì không có đất nên không thể cất nhà, chính quyền cùng gia đình ngồi lại tìm hướng hỗ trợ, sau đó người thân cho một nền nhà nên ông Dũng được cất nhà tình nghĩa sau đó không lâu…
Với người thương binh 71% thương tật này, cuộc sống có thể còn những khó khăn phía trước, nhưng với sự đồng hành, chia sẻ kịp thời từ chính quyền địa phương, nhất là những cán bộ phụ trách trực tiếp lĩnh vực thương binh - xã hội, đã tiếp thêm cho ông nghị lực vươn lên, tiếp tục sống có ích, mạnh mẽ, chiến đấu với nghèo khó trong thời bình.
Từ sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên và Nhân dân toàn thị trấn, hàng năm thị trấn Kinh Cùng đều được công nhận “Làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ - người có công”…
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN
(责任编辑:World Cup)
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Hiệu quả từ những mô hình chuyển đổi
- ·Ngành thủy sản tăng tốc
- ·Mở hướng cho chế biến lúa gạo
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Sự cố tại Formosa do trục trặc kỹ thuật thiết bị lọc bụi túi vải
- ·Giá lợn hơi tăng mạnh, người nuôi vẫn chưa vội tăng đàn
- ·Cảnh giác cao với cúm gia cầm
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Hiệu quả từ những mô hình chuyển đổi
- ·Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối
- ·Giá ớt rớt thảm, người trồng tính bỏ vườn
- ·Chung tay hành động vì an toàn thực phẩm
- ·Nghệ An: Anti
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Việt Nam giữ vị trí thứ 5 ở châu Á về xuất khẩu sang Canada
- ·Đảm bảo ATM hoạt động thông suốt trong dịp tết
- ·Long Thạnh phát triển kinh tế vườn
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Không đánh đồng giữa nước sạch và nước hợp vệ sinh