【play off hạng nhất anh】Dân số Việt Nam hiện ở mức 96,2 triệu người
Ra quân Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 | |
Từ 1/4 chính thức triển khai tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 | |
Dân số Việt Nam: Vừa “vàng" đã già hóa |
Hội nghị trực tuyến công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. |
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 được tổ chức ngày 11/7, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, so với năm 2009, vị trí xếp hạng về quy mô dân số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á không thay đổi và giảm hai bậc so với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm). Tỷ số giới tính là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ.
Theo kết quả Tổng điều tra 2019, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. TP.Hà Nội và TPHCM là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.
Trong 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỷ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8 điểm phần trăm.
Tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 cả nước có 26.870.079 hộ dân cư, tăng 4,4 triệu hộ so với thời điểm 0 giờ ngày 01/4/ 2009. Tỷ lệ tăng số hộ bình quân năm là 1,8%/năm trong giai đoạn 2009 - 2019, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với giai đoạn 1999 - 2009. Đây là giai đoạn có tỷ lệ tăng quy mô hộ thấp nhất trong vòng 40 năm qua.
Số liệu tổng điều tra cho thấy, trong tổng số gần 26,9 triệu hộ dân cư, vẫn còn 4.800 hộ không có nhà ở; trung bình cứ 10.000 hộ dân cư thì có khoảng 1,8 hộ không có nhà ở. Tình trạng hộ không có nhà ở đang dần được cải thiện trong hai thập kỷ qua, từ mức 6,7 hộ/10.000 hộ vào năm 1999 xuống còn 4,7 hộ/10.000 hộ năm 2009 và đến nay là 1,8 hộ/10.000 hộ.
Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là 23,5m2/người, cao hơn 6,8m2/người so với 10 năm trước. Cư dân thành thị có diện tích nhà ở bình quân đầu người cao hơn cư dân nông thôn, tương ứng là 24,9 m2/người và 22,7m2/người. Không có sự chênh lệch đáng kể về diện tích nhà ở bình quân đầu người giữa các vùng kinh tế - xã hội.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương đánh giá cao công tác tổ chức thực hiện cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, các Ban Chỉ đạo của ba Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao trong việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Phương án Tổng điều tra, bảo đảm tiến độ, chất lượng thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin thành công trong Tổng điều tra.
Kết quả của tổng điều tra là nguồn thông tin chủ yếu và tin cậy về tình hình dân số, nhân khẩu học, tình trạng nhà ở của dân cư nhằm đáp ứng mục tiêu để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu trong hệ thống thống kê quốc gia, phục vụ nhu cầu thông tin của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, cả ở Trung ương và địa phương trong đánh giá tình hình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung, đặc biệt là vấn đề dân số và nhà ở.
Theo Phó thủ tướng, hội nghị công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra là một sự kiện đặc biệt quan trọng và nó đánh dấu một bước chuyển biến mới trong hoạt động thống kê khi mà thời gian điều tra và công bố kết quả được rút ngắn một cách kỷ lục so với các cuộc tổng điều tra đã từng được thực hiện trước đây.
Phó Thủ tướng cho biết số liệu từ Tổng điều tra 2019 sẽ giúp các cơ quan, chuyên gia có dữ liệu để phân tích xu hướng dân số để có đối sách, chính sách kịp thời để tận dụng thời kỳ dân số “vàng”, giúp dân số Việt Nam không rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già” và tránh bẫy thu nhập trung bình, quan tâm tới người yếu thế, những người có thu nhập thấp.
Về nhà ở, Phó Thủ tướng bày tỏ chia sẻ số liệu 1,4 triệu hộ với 5 triệu người còn sống trong nhà ở sơ sài, đặc biệt còn 4.800 hộ không có nhà ở và nhấn mạnh thông điệp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong xác định đối tượng và chính sách hỗ trợ cho người dân.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội: 1.448 thủ tục hành chính đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
- ·BSH và sứ mệnh đồng hành cùng Gen Z tìm hiểu về bảo hiểm
- ·Hướng dẫn mới thanh toán chi phí điều trị Covid
- ·Trẻ thiệt thòi khi trường mầm non ít
- ·Chương trình ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất ASEAN 2021 sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 10/8
- ·Giá cà phê hôm nay, ngày 10/10/2023: Giá cà phê trong nước đi ngang
- ·Fubon Life Việt Nam chính thức phát hành hợp đồng bảo hiểm điện tử
- ·Bảo hiểm nhân thọ nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm với chi phí hợp lý
- ·Nhìn lại điểm trúng tuyển của các ngành ‘hot’ khối C năm 2017
- ·Thí sinh trúng tuyển phải nộp chứng nhận kết quả thi trước ngày 8/8
- ·Nghiên cứu mới: Vắc
- ·Pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 Đức chuyển cho Ukraine có gì đặc biệt
- ·Giá dầu thế giới hôm nay ngày 8/10/2023: Giá dầu Brent, giá dầu WTI có sự phục hồi phiên cuối tuần
- ·Xét tuyển ĐH 2017: Đợt đầu thuận lợi nhưng vẫn chưa hết lo thí sinh ảo
- ·Tập huấn mô hình 5S trong công tác Đoàn thanh niên tại Tổng cục TCĐLCL
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 14/10/2023: Đồng Euro tiếp tục giảm mạnh, bán cao nhất 26.794 VND/EUR
- ·Học phí năm học 2017
- ·Đề xuất gói bảo hiểm y tế bổ sung, đáp ứng toàn diện nhu cầu chăm sóc sức khỏe
- ·Hàng loạt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID
- ·Không để học sinh nào phải bỏ thi THPT Quốc gia vì hoàn cảnh khó khăn