【kết quả vòng loại u19 châu âu】Chính phủ xác định chủ đề điều hành 16 chữ trong năm 2023
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 3/1,ínhphủxácđịnhchủđềđiềuhànhchữtrongnăkết quả vòng loại u19 châu âu Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày tóm tắt một số nội dung chính của dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội Khoá XV về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023. (Ảnh: Nhật Bắc) |
6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành
Theo đó, Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả", với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành như sau:
Một là, bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết chuyên đề, các Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.
Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển KTXH 2021-2030, các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trong đó chú trọng 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu.
Hai là, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động; luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, không chuyển trạng thái đột ngột, điều hành "giật cục".
Đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình để "biến nguy thành cơ", khắc phục khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để phát triển KTXH. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Ba là, nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án thích ứng hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng và các chính sách khác; điều hành kịp thời, cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa tỷ giá với lãi suất, giữa lãi suất với lạm phát; giữa kiềm chế lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Bốn là, đồng bộ, thống nhất và quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, vừa tập trung xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, các vấn đề tồn đọng kéo dài, vừa kịp thời ứng phó hiệu quả với những vấn đề cấp bách, bất ngờ phát sinh trong ngắn hạn, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trong trung và dài hạn.
Tăng cường hoàn thiện thể chế, tập trung tháo gỡ khó khăn, có các giải pháp chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho sản xuất kinh doanh; bảo đảm đồng bộ các mục tiêu trước mắt và lâu dài, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH nhanh, bền vững.
Năm là phát triển văn hóa ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm môi trường bền vững, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung, nhất là người có công, hộ nghèo, các đối tượng yếu thế ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc.
Sáu là, tiếp tục củng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế; đảm bảo môi trường ổn định, hòa bình, hợp tác để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững.
Dự thảo Nghị quyết xác định 15 chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội và mục tiêu phấn đấu của Chính phủ; kịch bản tăng trưởng năm 2023 chia theo từng quý và cả năm; 85 chỉ tiêu cụ thể Chính phủ đặt ra cho các ngành, lĩnh vực.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái. (Ảnh: Nhật Bắc) |
11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2023
Với bối cảnh, ý nghĩa của năm 2023, trên cơ sở 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành nêu trên, dự thảo Nghị quyết xác định 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu với 142 nhiệm vụ.
Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thứ hai, tiếp tục tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh. Tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh, không để dịch chồng dịch.
Thứ ba, tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, xây dựng Chính phủ số; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Thứ sáu, tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên kết vùng và hạ tầng đô thị lớn.
Thứ bảy, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ.
Thứ tám, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Thứ chín, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Thứ mười, triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mười một, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong hệ thống chính trị, góp phần truyền cảm hứng, tạo niềm tin, đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH đã đề ra.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- ·Trung tâm chứng nhận QCC: Mập mờ hoạt động tư vấn, chứng nhận ISO?
- ·VCCI: Chính sách phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia là hết sức cần thiết
- ·Cân nhắc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thu gom, xử lý các chất được kiểm soát
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Vai trò của Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đối với năng suất lao động
- ·Tăng cường hợp tác, nâng cao hiệu quả trong hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng với Bộ TTTT
- ·Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Ấn Độ sửa đổi Tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm (Ghi nhãn và Trình bày)
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·QUATEST 3 kiểm tra các chỉ tiêu an toàn tiếp xúc thực phẩm đối với bình giữ nhiệt
- ·Công bố tiêu chuẩn về ứng dụng thiết bị bay không người trong việc phun thuốc bảo vệ thực vật
- ·Đáp ứng tiêu chuẩn xanh khi xuất khẩu hàng hóa sang EU
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ nước hoa giả quy mô lớn
- ·Vì sao phải kiểm nghiệm nước uống đóng chai
- ·Hệ thông quản lý chất lượng cho mọi doanh nghiệp thâm nhập thị trường
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với gạo basmati