【nhận định keo nhà cái】Quản lý chỉ dẫn địa lý còn chồng chéo
Ông đánh giá như thế nào về thực trạng của việc phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm thông qua chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam?ảnlýchỉdẫnđịalýcònchồngchénhận định keo nhà cái
Đây là hướng đi tốt, nếu các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của chúng ta làm theo quy định, thực chất sẽ giúp cho sản phẩm bán rất chạy trên thị trường. Hiện nay, chúng ta đang tổ chức hội chợ các sản phẩm vùng miền, các sản phẩm của các vùng khác nhau. Nếu các sản phẩm đó đều mang chỉ dẫn địa lý thì sẽ được người tiêu dùng lựa chọn bởi họ tin rằng sản phẩm được sản xuất qua quy trình chặt chẽ sẽ có sản phẩm đặc biệt và mua nhiều từ đó sẽ khuyến khích được sản xuất.
Có phải vấn đề giám sát, kiểm tra chỉ dẫn địa lý của chúng ta còn lỏng lẻo đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng thương hiệu của DN chân chính, thưa ông?
Đúng vậy. Chúng ta cần phải có những quy định về kiểm soát chất lượng chỉ dẫn địa lý và Nhà nước phải đứng ra làm việc này. Quá trình kiểm soát phải tuân thủ quy định của pháp luật và bản thân các nhà sản xuất, kinh doanh phải tự kiểm soát sản phẩm của mình. Các tổ chức, tập thể tập hợp các nhà sản xuất, kinh doanh phải kiểm soát tổ chức của mình. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát bên ngoài, tức là kiểm soát quy trình sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó do người sản xuất sản xuất ra. Nếu làm được những điều đó thì sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn, XK tốt hơn khi đáp ứng được các yêu cầu trên thị trường.
Là cơ quan cấp chỉ dẫn địa lý, theo ông các DN Việt Nam còn hạn chế gì trong việc xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý?
Trước tiên, DN chưa có khái niệm về chỉ dẫn địa lý, cần cho họ biết điều đó. Thứ hai, các nhà sản xuất cùng khu vực địa lý những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có tính cộng đồng, cùng nhau bảo vệ chất lượng sản phẩm, danh tiếng của mình. Còn nếu đứng lẻ ra thì không thể thực hiện được. Thứ ba, cần áp dụng khoa học kỹ thuật làm sao cho sản phẩm có hình thức đẹp hơn, chất lượng cao hơn; có chiến dịch truyền thông để người tiêu dùng biết có những sản phẩm đặc thù. Nhưng trên hết, chúng ta phải có khung thể chế để quản lý toàn bộ hoạt động đó.
Đối với chỉ dẫn địa lý, chúng ta hiện nay mới chỉ dừng ở khâu xác lập quyền và thẩm định hồ sơ. Pháp luật Việt Nam quy định các chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và mặc nhiên UBND các tỉnh quản lý chỉ dẫn địa lý này. Chúng ta chưa có quy định cụ thể nào đối với quản lý chỉ dẫn địa lý, phải làm như thế nào… dẫn đến hiện trạng ở địa phương không biết phải làm như thế nào, hoặc mỗi địa phương làm một kiểu. Từ đó, dẫn đến sự không thống nhất và đôi khi còn xảy ra mâu thuẫn giữa địa phương này với địa phương kia. Bên cạnh đó, chúng ta còn thiếu các quy định kiểm soát chất lượng.
Như vậy, quy định pháp luật còn thiếu vắng làm cho công tác quản lý chỉ dẫn địa lý gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay ở Việt Nam có những cấp độ quản lý chỉ dẫn địa lý như thế nào? So với các nước đã triển khai thành công thì những cấp độ đó có phù hợp không?
Hiện quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam có mấy cấp độ như sau: Hai UBND phối hợp quản lý, mỗi UBND tỉnh kiểm soát một chỉ dẫn địa lý, UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ của địa phương quản lý hoặc giao Sở NN&PTNT hoặc giao cho UBND các huyện. Đó là việc quản lý về mặt hành chính, tương đối phức tạp và có nhiều vướng mắc giữa một hoạt động sản xuất kinh doanh với một hoạt động quản lý nhà nước.
So với các nước hiện nay, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về cộng đồng những người sản xuất kinh doanh khu vực ấy, hoặc tổ chức các nhà sản xuất kinh doanh. Đối với các nước, việc quản lý đơn giản hơn khi họ được quyền tự quản lý chỉ dẫn địa lý của mình sao cho giữ được danh tiếng của họ, mang lại lợi ích cho họ và cộng đồng. Nhưng ở Việt Nam hơi khác, do vậy chúng ta sẽ nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp.
Trong thời gian tới để phát huy hiệu quả mà chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm nông sản mang lại, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có những giải pháp như thế nào?
Chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ bảo hộ những chỉ dẫn địa lý đó để tránh những hành vi lạm dụng, xâm phạm đối với sản phẩm. Để phát huy hiệu quả của chỉ dẫn địa lý là cả vấn đề, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, cần có quy chế phối hợp.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Doanh số bán lẻ tại Anh sụt giảm chưa từng thấy trong 10 năm
- ·Thương hiệu và nhà sáng tạo nội dung số
- ·Microsoft sắp công bố smartphone 4G dùng chip lõi kép
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Quan chức Fed: Mỹ chưa cần tiến hành đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo
- ·50 triệu USD để tiếp tục mở rộng internet về nông thôn
- ·Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý VPHC
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra 3 công trình trọng điểm ở Quảng Ninh
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Bộ Văn hóa lên tiếng về việc 152 khách Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan
- ·Miền Bắc đón Noel trong không khí lạnh, nhiệt độ thấp nhất 10 độ C
- ·Cắt giảm trên 56% điều kiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Công dân ngoài EU có thể sẽ không được hoàn thuế VAT khi mua sắm ở Đức
- ·Hà Nội triển khai hệ thống du lịch thông minh
- ·Hơn nửa triệu người dân nhận được gạo hỗ trợ trướcTết Nguyên đán
- ·Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- ·"Tranh tài tiếng Anh, thẳng tiến Singapore"