【kq cúp c2 châu âu】Các nước AU chính thức ra mắt Khu vực Thương mại tự do châu Phi
Tại đây, các quốc gia AU đã chính thức ra mắt Khu vực Thương mại tự do châu Phi (AfCFTA), và xem đây là một bước tiến vì "hòa bình và thịnh vượng ở châu Phi," biến lục địa này trở thành "không gian thương mại lớn nhất thế giới".
Tại phiên khai mạc hội nghị, Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou khẳng định, việc AfCFTA có hiệu lực là sự kiện quan trọng nhất đối với châu Phi kể từ khi thành lập Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) vào năm 1963 và sau đó chuyển thành Liên minh châu Phi ngày nay.
Tại hội nghị, lãnh đạo các nước AU đã thống nhất về công cụ hoạt động của AfCFTA gồm hệ thống thanh toán kỹ thuật số, cổng thông tin giám sát, quy tắc xuất xứ...
Tuy nhiên, một nguồn tin ngoại giao cho hay các cuộc đàm phán vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn đang tiếp diễn về kế hoạch triển khai theo lộ trình AfCFTA - một cộng đồng với dân số khoảng 1,2 tỷ người.
Hiện các cuộc thương thảo tập trung vào lịch trình giảm thuế hải quan, mức thuế quan cũng như việc lưu thông hàng hóa nhập khẩu ngoài khối. Dự kiến AfCFTA sẽ đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2020.
Ông Chiedu Osakwe, nhà đàm phán chính của Nigeria, nhấn mạnh tự do hóa thương mại phải phù hợp với việc cải cách cơ cấu nội bộ. Không một quốc gia nào có thể tự do hóa mọi thứ ngay lập tức. Vì thế, quá trình này sẽ kéo dài trong vài năm.
Trong khi đó, bà Cristina Chatima - Vụ trưởng Thương mại thuộc Bộ Công nghiệp, Thương mại và Du lịch Malawi cho hay các nước phát triển kém hơn cần 10 năm để loại bỏ thuế quan, thậm chí nhóm 6 nước kém phát triển nhất, gồm cả Niger và Malawi, cần tới 15 năm để chuẩn bị.
AU ước tính AfCFTA sẽ gia tăng thương mại nội khối châu Phi lên gần 60% vào năm 2022 và thúc đẩy sự phát triển của tất cả các nền kinh tế châu lục. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc thiếu các nền kinh tế bổ sung hay hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ làm tổn thương các nhà sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhỏ trong nước.
Với việc 4 quốc gia mới chính thức thông báo vào sáng 7/7 về việc tham gia AfCFTA, trong đó có Nigeria - nền kinh tế lớn nhất châu Phi, tổng số thành viên của thị trường chung này được nâng lên con số 54/55 quốc gia thành viên AU.
Hiện đã có 27 quốc gia phê chuẩn AfCFTA. Hiện chỉ còn duy nhất Eritrea chưa tham gia AfCFTA, dù quốc gia này tuyên bố "đã sẵn sàng." Dự kiến, AfCFTA sẽ đặt trụ sở chính tại thủ đô Accra của Ghana.
Theo kế hoạch, nhiều vấn đề khác cũng được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh AU lần này, như cuộc chiến chống khủng bố, tình hình ở Libya và Sudan, hay vấn đề di cư./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xe đạp điện: ‘Hàng giả dán nhãn tên tuổi lớn’?
- ·Ngày 14/9: Giá cà phê Robusta tăng, hồ tiêu ổn định, cao su giảm
- ·Giá xăng dầu hôm nay 5/12/2024: giá xăng dầu thế giới lao dốc trước thềm OPEC+ nhóm họp
- ·Giá vé tàu dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ tăng từ 1
- ·Bạn đọc chia sẻ nỗi lo tụt hậu kinh tế
- ·AmCham: Đại dịch không làm giảm vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng
- ·Show thời trang mùa hè ấn tượng giữa bán đảo Hải Giang
- ·ASEAN và Hàn Quốc tiến hành nâng cấp FTA
- ·Gia đình liêu xiêu vì con mắc bệnh ung thư
- ·Cục Thuế TPHCM: Hướng dẫn kịp thời để người nộp thuế được hưởng chính sách giãn thuế
- ·Nghẹn lòng chuyện 'sống thử' của cô nữ sinh
- ·Ngày 24/10: Giá cà phê tiếp đà tăng, hồ tiêu ổn định, cao su biến động trái chiều
- ·Ngày 11/10: Giá sắt thép tiếp đà giảm trên Sàn giao dịch
- ·Ngày 2/10: Giá lúa gạo trong nước duy trì ổn định, gạo xuất khẩu tăng mạnh
- ·Bạn đọc, người nâng tầm VietNamNet
- ·Kết quả đấu giá biển số xe ngày 3/10: Biển trúng đấu giá cao nhất có mức giá 1,485 tỷ đồng
- ·Cổ phiếu của hai "ông lớn" hàng không bất ngờ bứt phá
- ·Đạo diễn Hoàng Nhật Nam loại thẳng thí sinh 'đạo nhái' thiết kế vương miện
- ·Lan tỏa các phong trào thi đua
- ·Huy động được thêm 1.288 tỷ đồng trái phiếu chính phủ