【uk88 top】Facebook và Google có thể bị cấm thu thập thông tin người dùng
Điều này có nghĩa là thỏa thuận ‘Safe Harbour’ (Nơi trú ẩn an toàn) có từ năm 2000 đã chính thức không còn hiệu lực. Phán quyết này có thể gây căng thẳng giữa EU và Mỹ.
Dưới đây là góc nhìn của CNBC về ảnh hưởng của sự thay đổi này đối với ngành công nghệ cao.
Thỏa thuận Safe Harbour là gì?àGooglecóthểbịcấmthuthậpthôngtinngườidùuk88 top
Thỏa thuận Safe Habour cho phép các công ty của Mỹ truyền dữ liệu của các công dân châu Âu về Mỹ với điều kiện là phải đảm bảo sự bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn của EU. Điều này cho phép các công ty lớn như Facebook hay Google thực hiện một quá trình tự cấp giấy chứng nhận với lời hứa sẽ bảo vệ dữ liệu của EU tại Mỹ.
Thỏa thuận này là cực kỳ quan trọng với hàng nghìn công ty đang hoạt động tại EU.
Lý do mất hiệu lực
Dựa trên tiết lộ của Edward Snowden, một cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) về việc giám sát của cơ quan này với các công ty công nghệ, một sinh viên người Áo Max Schrems đã đệ đơn khiếu nại Facebook tại Ai-len, cho rằng công ty này đã không bảo vệ đầy đủ thông tin người sử dụng.
Khiếu nại này đã không được cơ quan bảo vệ dữ liệu của Ai-len quan tâm và chỉ khi đơn này được gửi lên Tòa án châu Âu (ECJ), tòa án hàng đầu của EU đã phán quyết thỏa thuận Safe Harbour không còn hiệu lực. Một trong nhiều lý do là các nhà chức trách Mỹ có thể truy cập dữ liệu và các cá nhân không có biện pháp được bồi thường do bị lạm dụng dữ liệu.
Facebook đã nhiều lần phủ nhận rằng công ty này cho phép các cơ quan gián điệp truy cập “cửa sau” vào kho dữ liệu người sử dụng.
Các hãng công nghệ Mỹ nói gì?
Các công ty công nghệ lớn tại Mỹ dường như không quá quan tâm.
Microsoft viết trên blog vào hôm thứ Ba cho biết công nghệ đám mây doanh nghiệp của công ty này “có thể tiếp tục truyền dữ liệu dựa trên các bước bổ sung và biện pháp bảo vệ hợp pháp đã được cài đặt”.
Hiệp hội Internet, tổ chức đại diện cho các công ty như Amazon, Google và Netflix, cũng cho biết “các công ty có cơ chế tại chỗ để thực hiện việc truyền dữ liệu vượt ra ngoài thỏa thuận Safe Harbour”. Tuy nhiên, tổ chức này cũng nói thêm rằng “những công ty nhỏ hơn và các khách hàng” tại Mỹ và EU cũng có thể “vấp phải những thách thức không nhỏ trong thời gian tới”.
Trong khi đó Facebook cho biết, “ngoài thỏa thuận Safe Harbour, công ty này dựa trên một số các biện pháp đã được quy định trong luật của EU để truyền dữ liệu một cách hợp pháp từ châu Âu về Mỹ”.
Điều này liệu có ảnh hưởng đến nền kinh tế?
Một số người cho rằng phán quyết của ECJ có thể gây hại cho nền kinh tế của cả Mỹ và EU do hàng ngàn công ty nhỏ đang dựa vào Safe Harbour để truyền dữ liệu.
“Điều này sẽ gây bất ổn không chỉ cho hàng nghìn công ty Mỹ và châu Âu đang dựa vào Safe Harbour để kinh doanh xuyên Đại Tây Dương, mà còn có tác động rộng hơn cho nền kinh tế số”, Tổ chức Đổi mới và Công nghệ Thông tin (ITIF) cho biết.
“Ngoài việc loại bỏ các dây cáp quang ngầm dưới biển nối châu Âu và Mỹ, thật khó tưởng tưởng còn có gì còn có thể phá vỡ thương mại kỹ thuật số xuyên Đại Tây Dương”, tổ chức này bình luận.
Có còn cách khác để truyền dữ liệu?
Như nhiều công ty công nghệ cho biết, còn có những cách khác để truyền dữ liệu từ châu Âu về Mỹ mà không cần thỏa thuận Safe Harbour.
Hai trong số đó là Binding Corporate Rules (Quy tắc ràng buộc doanh nghiệp) và Model Contract Clauses (Điều khoản hợp đồng mẫu). Đây cũng là những quy định cho phép các công ty truyền dữ liệu ra khỏi châu Âu bằng cách trải qua những quá trình khác nhau liên quan đến Ủy ban châu Âu và các cơ quan bảo vệ dữ liệu của từng thành viên.
Các công ty lớn có lẽ không gặp nhiều rắc rối với những thủ tục này, nhưng với các công ty nhỏ thì sẽ khó khăn hơn.
“Có những lựa chọn thay thế cho Safe Harbour nhưng với đa số các công ty, họ sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để thực hiện và điều này không được đón nhận cho lắm,” Christopher Jeffery, một giám đốc phụ trách IT tại Anh của công ty luật Taylor Wessing cho biết.
Điều gì kế tiếp?
EU và Mỹ đang đàm phán một thỏa thuận Safe Harbour mới trong vòng hai năm.
Châu Âu đang cố gắng hạn chế chính phủ Mỹ truy cập vào các dữ liệu cá nhân của công dân EU và đang tranh thủ những điều khoản cho phép công dân EU kiện các công ty Mỹ tại tòa án nước họ nếu bị lạm dụng dữ liệu.
Tổ chức ITIF cũng kêu gọi chính phủ Mỹ đưa ra các biện pháp để xoa dịu EU.
“Một thỏa thuận mới cần phản ánh các yêu cầu của EU với ngoại lệ liên quan đến an ninh quốc gia và chỉ được sử dụng trong phạm vi thực sự cần thiết và tương xứng”, ITIF phát biểu trong một tuyên bố./.
Mai Hương (Theo CNBC)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- ·Sau bữa cỗ ở quê, ĐBQH thấy việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe là đúng
- ·Đại tướng Tô Lâm được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước
- ·Cò lúa lãnh án 13 năm tù vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- ·Quý II/2024 tình hình gian lận thương mại và hàng giả sẽ tiếp tục phức tạp
- ·Thủ tướng và lãnh đạo ASEAN sẽ bàn về 'tương lai ASEAN' tại Hà Nội
- ·Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhận thêm nhiệm vụ mới
- ·Che giấu người phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?
- ·Bắt buộc lắp đặt xong hệ thống thu phí không dừng trước tháng 6/2022
- ·Chính sách lao động tiền lương và công chức có hiệu lực từ tháng 4
- ·Đề xuất những hành vi bị cấm trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
- ·Thực hiện chống lãng phí, cả nước tiết kiệm được 83 nghìn tỷ đồng
- ·Kỳ vọng lớn từ Luật Đất đai (sửa đổi)
- ·Đề nghị Mỹ sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách hạn chế xuất khẩu công nghệ cao
- ·Hỗ trợ ứng dụng dây chuyền sản xuất kẹo khóm từ nguồn vốn khuyến công địa phương
- ·Trung ương khai trừ Đảng các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái
- ·Bãi bỏ cơ chế thu nhập đặc thù, áp dụng tiền lương, phụ cấp thống nhất
- ·Lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng khi cải cách tiền lương
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch COVID
- ·Huyện Châu Thành: Xét xử trực tuyến vụ án hành chính