会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【wellington – câu lạc bộ bóng đá macarthur】Doanh nghiệp logistics trước sức ép FTA!

【wellington – câu lạc bộ bóng đá macarthur】Doanh nghiệp logistics trước sức ép FTA

时间:2024-12-23 11:38:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:549次

doanh nghiep logistics truoc suc ep fta

DN logistics Việt Nam đang có nhiều bước tiến để nâng cao năng lực và sức cạnh tranh. Ảnh: Thái Bình

Khẩn thiết

Ngành logistics Việt Nam luôn được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển và mở rộng thị trường. Tuy nhiên,ệplogisticstrướcsứcéwellington – câu lạc bộ bóng đá macarthur các DN Việt Nam đang vấp phải nhiều vấn đề không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.

Theo bà Lê Hoàng Oanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tiếp vận Avina, khi nhiều FTA được ký kết, đặc biệt là việc thành lập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) vào cuối năm nay, không những luồng hàng XNK của các DN tăng lên mà đầu tư nước ngoài cũng đã, đang và sẽ có những tăng trưởng mạnh mẽ. Trong số đó, khá nhiều DN logistics các nước thuộc khối ASEAN đã sang Việt Nam đầu tư mở rộng thị trường. Điều đáng nói, DN các nước này có một sự am hiểu về luật lệ cũng như phong tục, văn hóa làm việc của Việt Nam tốt hơn các DN đến từ quốc gia khác, do đó khả năng phát triển và hòa nhập của họ sẽ dễ dàng hơn.

Cũng nói về vấn đề này, ông Ngô Thế Hùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần logistics Thắng Lợi cho biết thêm, các DN logistics nước ngoài khi sang Việt Nam có lợi thế lớn về vốn và “tính dân tộc”, nhiều DN FDI có lượng hàng giao dịch, XNK lớn thường lựa chọn những DN logistics có nguồn đầu tư từ đất nước họ. Vì thế, DN Việt Nam khó có thể chen chân làm việc cùng những “ông lớn” này.

Chính từ những áp lực kể trên, nhiều DN logistics trong nước đã có những bước đi chiến lược, tìm cách tăng vốn để đầu tư thêm cơ sở vật chất, phát triển và củng cố dịch vụ. Ông Trần Huy Hiền, Tổng thư ký Hiệp hội DN logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, đây là hướng đi tất yếu để các DN Việt Nam tạo lập sự vững chắc, nâng cao sức cạnh tranh.

Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Gemadept đã rót hơn 340 tỷ đồng để đầu tư vào Dự án xây dựng Trung tâm logistics tại Khu Công nghiệp Sông Hậu (Hậu Giang). Đây là một con số “khủng” đối với đa số các DN logistics Việt Nam. Tuy vậy, bằng nỗ lực của mình, nhiều DN vừa và nhỏ cũng đang dốc vốn để mở rộng sản xuất.

Theo ông Ngô Thế Hùng, Công ty đang đầu tư thêm 3-4 tỷ để nâng cấp, tìm thêm kho bãi giúp mở rộng khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty đang đầu tư về phương tiện vận tải nhằm nâng cao năng lực vận tải đường bộ từ Thái Lan, Lào, Campuchia về Việt Nam hoặc sang Trung Quốc. Hướng đi này trong thời gian tới sẽ rất có lợi trong AEC vì giúp hàng hóa giao thương nhanh chóng hơn đường biển mà rẻ hơn đường hàng không rất nhiều.

Đây cũng là một trong những hướng đi tương tự với Avina logistics, bà Lê Hoàng Oanh cho hay, với kế hoạch tăng 20% doanh thu trong thời gian tới, Công ty sẽ đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự, phát triển công nghệ quản lý qua các giải pháp và thiết bị thông minh, tiện ích để quản lý lộ trình lưu chuyển của hàng hóa nhanh chóng, chính xác, hiệu quả… Bên cạnh đó, Avina còn xúc tiến việc liên kết hợp tác, thậm chí mua bán và sáp nhập (M&A) với các DN logistics khác, trong đó chú trọng đến DN vận tải đường bộ.

Phải vượt khó

Đối với những hướng phát triển của DN, bà Lê Hoàng Oanh đánh giá, xu thế mở rộng của các DN tuy rằng đã bắt kịp với nhịp độ phát triển của thị trường nhưng vẫn đi chậm hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Nhiều DN đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore… đã quan tâm trước, kịp thời đến mở văn phòng tại Việt Nam để đón đầu làn sóng đầu tư từ các DN của quốc gia của họ.

Nói về khó khăn của các DN logistics khi mở rộng, theo ông Trần Huy Hiền, khó khăn nhất là vốn bởi các DN logistics Việt Nam đa phần là DN vừa và nhỏ, việc kinh doanh vẫn là “gia công” cho các DN lớn nên tính chủ động bị hạn chế. Bên cạnh đó, các DN nước ta còn yếu về công nghệ, nhân lực cũng như kinh nghiệm. Với những khó khăn như thế, nhiều DN vẫn phải đứng ngoài cuộc đua phát triển hoặc chấp nhận M&A với các DN lớn.

Để giải quyết bài toán khó khăn trên, nhiều DN logistics cho rằng, các DN cần có sự liên kết với nhau, tạo thành chuỗi mắt xích để hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Nhưng việc liên doanh, liên kết giữa các DN nội vẫn rất “lỏng lẻo” và vẫn còn tâm lý dè chừng lẫn nhau khiến các DN nước ngoài có cơ hội nhảy vào chiếm lĩnh.

Tuy nhiên, bên cạnh tự thân DN phải vận động, phát triển, DN rất cần đến sự trợ giúp từ các tổ chức, Hiệp hội và cơ quan Nhà nước. Đại diện Công ty Avina logistics cho hay, logistics là ngành “thu tiền lẻ”, việc lên kế hoạch kinh doanh hay đầu tư đều cần thời gian vận hành lâu dài mới thu được vốn. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách vay vốn dành riêng cho các DN logistics. Hơn nữa, để giúp giảm chi phí cho các DN trong giao thông vận tải thì hạ tầng giao thông, bến bãi, thủ tục… cần có chiến lược cải thiện đồng bộ, rút ngắn thời gian và chi phí cho các thủ tục thông quan hàng hóa, giao thông vận tải…

Có thể thấy, với đặc thù của ngành nghề, các DN logistics trong nước cần phải có năng lực nhìn nhận, đánh giá đúng cái thị trường cần để vượt qua những khó khăn kể trên, tìm ra hướng đi chiến lược, phù hợp với năng lực và khả năng của mình.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Rùng mình với 10 bức ảnh chụp trước khi thảm kịch xảy ra
  • Thủ tướng chỉ đạo cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Biến đổi khí hậu, nguy cơ lớn, thời cơ cũng lớn
  • Việt Nam triển khai hiệu quả các giải pháp tài chính trong phòng chống dịch Covid
  • Được bồ tự nguyện cho tiền như tôi bị gọi là gái bán dâm
  • Ban Bí thư chỉ định nhân sự mới
  • Bảo vệ trẻ em trước tác động của ngành công nghiệp thuốc lá
  • Ngày 15/10, nhiều Đảng bộ tỉnh/thành phố khai mạc Đại hội
推荐内容
  • Tổng bí thư sẽ tiếp xúc cử tri Hà Nội ngay sau hội nghị Trung ương 6
  • Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Vươn lên trong cuộc sống
  • Chung tay chăm sóc, giảm thiểu tổn hại cho trẻ em
  • Chán chồng cái gì cũng “Để anh hỏi lại mẹ đã”
  • Thủ tướng kỳ vọng về tương lai tươi sáng của vùng Đất Tổ