【giai quoc gia duc】Đối mặt 2 cuộc khủng hoảng, lần đầu tiên chăn nuôi gia cầm tăng trưởng âm
Ngành chăn nuôi “méo mặt" khi giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng cao | |
Gà càng bán càng lỗ,Đốimặtcuộckhủnghoảnglầnđầutiênchănnuôigiacầmtăngtrưởngâgiai quoc gia duc nông hộ lao đao, ngại tái đàn |
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam phát biểu tại toạ đàm |
Phát biểu tại buổi toạ đàm với chủ đề: "Giải pháp phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu" do Báo Dân Việt phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức chiều nay, 21/10/2021, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua chứng kiến 2 cuộc khủng hoảng trong ngành chăn nuôi.
Thứ nhất là khủng hoảng về thức ăn chăn nuôi và thứ hai là khủng hoảng về thị trường. Nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng một phần do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng bản chất chính là vấn đề trầm kha của ngành chăn nuôi nhiều năm nay.
Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng đã ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Theo tính toán của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, từ tháng 7/2020 đến nay, giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 30-45%, kéo theo giá thức ăn thành phẩm cũng tăng theo.
Suốt 9 tháng năm 2021, ngành chăn nuôi gia cầm không có lãi. Đây là năm đầu tiên ngành chăn nuôi gia cầm tăng trưởng âm. Thậm chí, từ tháng 7 đến tháng 8/2021 vừa qua, có thời điểm giá gà xuống đến 7.000 -8.000 đồng/kg, giá giảm 60- 70% so với trước đây. Giá lợn hơi hiện cũng đang giảm sâu.
“Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi, tăng trưởng giảm, giá trị gia tăng không có, người chăn nuôi có tâm lý ngại tái đàn”, ông Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.
Riêng về ngành thức ăn chăn nuôi, ông Sơn đánh giá, đây là ngành có sự phát triển và tăng trưởng rất cao, bình quân trong 10 năm qua đạt tăng trưởng 13-15%/năm cả về sản lượng lẫn giá trị. Đây cũng là ngành mang lại lợi nhuận lớn. Vì vậy, có rất nhiều “ông lớn” đổ xô đầu tư vào ngành thức ăn căn nuôi như CP, Japfa …
“Dự báo, từ nay đến cuối năm, giá thức ăn chăn nuôi khó có thể hạ, thậm chí còn tăng cao vì giá nguyên liệu thức ăn trên thế giới chưa hạ nhiệt”, ông Sơn nói.
Suốt 9 tháng năm 2021, ngành chăn nuôi gia cầm không có lãi. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) thông tin thêm, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với bất cứ quốc gia nào cũng đều rất quan trọng, chiếm 65-70% giá trị sản xuất, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Mỗi năm, Việt Nam cần 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại. Trong đó, hơn 7 triệu tấn do bà con nông dân tự sử dụng nguyên liệu phối trộn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; còn lại sản lượng 26 triệu tấn (bao gồm cả thức ăn chăn nuôi và thủy sản) là do các doanh nghiệp sản xuất.
Hiện, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới về công nghệ. Ngoài đầu tư về công nghệ, các doanh nghiệp còn đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, xưởng sản xuất, tiêu biểu là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn như CP, Deheus…
“Họ đang xây dựng những nhà máy sản xuất hiện đại ở Tây Bắc, Tây Nguyên, kết hợp với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dây chuyển, thiết bị hiện đại”, lãnh đạo Cục Chăn nuôi thông tin thêm.
Tuy nhiên, bất cập lớn nhất được chỉ ra là ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu nhập cám ngô, đậu tương, khô dầu…
Để giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tiến tới giảm áp lực cho chăn nuôi trong nước, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm, một số chuyên gia cho rằng Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước một cách căn cơ, bài bản trong thời gian tới.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2020, Việt Nam chi 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Còn theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), 8 tháng năm 2021, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã tăng đột biến, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2020 với kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 3,33 tỷ USD. Trong đó, Argentina tiếp tục là thị trường cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn nhất cho Việt Nam, đạt gần 1,14 tỷ USD (tăng 8,5% so với cùng kỳ 2020) và chiếm 34,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Oái oăm chị dâu
- ·Bộ Tư pháp triển khai nghiêm túc công tác bảo vệ bí mật nhà nước và an ninh mạng
- ·4 thị trường xuất khẩu hơn 10 tỷ USD của Việt Nam
- ·Rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng
- ·Sáng giận dỗi người yêu, tối ở nhà người đàn ông khác
- ·Chạy đua “hút” kiều hối
- ·Thanh niên TP Hồ Chí Minh xây dựng văn hóa giao thông
- ·Thêm 5 bệnh nhân Covid
- ·Vợ chồng 'tình cảm' cũng bị mẹ chồng bóng gió
- ·Phổ biến pháp luật cho công nhân thông qua Phiên tòa giả định
- ·Nhếch nhác ở cột ATM
- ·Bệnh nhân 416 sắp cai ECMO, xem xét chuyển bớt ca Covid
- ·Tai nạn giao thông trên cao tốc Hà Nội
- ·Đà Nẵng, Bình Dương phát hiện thêm 2 ca Covid
- ·Giá bán The Global City 2024: Cập nhật chi tiết từng phân khu
- ·Không bổ sung vốn cho dự án tăng tổng mức đầu tư do tăng quy mô
- ·Lạc quan về quan hệ thương mại Việt – Mỹ
- ·Hoa Kỳ chi gần 9,5 tỷ USD nhập khẩu quần, áo Việt Nam
- ·Yêu nhanh tôi được những gì?
- ·Xuất khẩu nông sản: Rau quả lên ngôi; sắn, gạo tụt dốc