【kết quả tỷ số giải vô địch ý】Quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm sẽ được rút ngắn
Còn nhiều khó khăn,ìnhthờigianquyếttoánngânsáchnhànướchàngnămsẽđượcrútngắkết quả tỷ số giải vô địch ý vướng mắc trong quyết toán ngân sách nhà nước
Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, các năm vừa qua, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), trên cơ sở tổng hợp quyết toán của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn và thẩm định quyết toán của các bộ, cơ quan trung ương đã được thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương duyệt, Bộ Tài chính đã tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm trình Chính phủ, trình Quốc hội theo đúng trình tự, thời hạn quy định và được các đại biểu Quốc hội biểu quyết nhất trí thông qua với tỷ lệ tán thành cao, góp phần giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính – ngân sách quốc gia.
Quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm sẽ được rút ngắn. Ảnh TL minh họa. |
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tình trạng, một số bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Tài chính Báo cáo quyết toán NSNN chậm so với thời hạn quy định, số liệu thay đổi nhiều lần, gây khó khăn cho Bộ Tài chính trong việc tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN.
Hơn nữa, với mô hình quản lý ngân sách lồng ghép hiện nay cũng đã làm cho công tác quyết toán NSNN gặp một số khó khăn nhất định.
Việc rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN sẽ ảnh hưởng lớn đến các đơn vị sử dụng ngân sách, bộ, ngành, cơ quan tài chính và các cấp ngân sách địa phương. Vì vậy, cần sự ủng hộ và quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt đối với các bộ, cơ quan trung ương có cơ cấu tổ chức gồm nhiều cấp dự toán và các địa phương có số thu, chi NSNN lớn. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phải tổng hợp, lập và gửi Báo cáo quyết toán NSNN đảm bảo chất lượng và thời hạn quy định. |
Cụ thể như đối với ngân sách trung ương (NSTW), một số bộ, cơ quan trung ương có cơ cấu tổ chức gồm nhiều cấp dự toán (Bộ Quốc phòng có 4 cấp dự toán, Bộ Công an có 3 cấp dự toán…) và có nhiều đơn vị trực thuộc ở các tỉnh, thành phố khác nhau, việc tổng hợp quyết toán NSNN được thực hiện theo thứ tự lần lượt từ ngân sách cấp dưới lên ngân sách cấp trên, nên mất rất nhiều thời gian, khó đảm bảo thời hạn tổng hợp, lập báo cáo quyết toán và gửi Bộ Tài chính trước ngày 1/10 năm sau theo quy định.
Đối với ngân sách địa phương (NSĐP), gồm có 3 cấp ngân sách (xã, huyện, tỉnh). Báo cáo quyết toán NSĐP được tổng hợp theo thứ tự lần lượt từ cấp xã tới cấp huyện và cấp tỉnh. Ở mỗi cấp ngân sách, HĐND phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình và phê duyệt lại quyết toán của ngân sách cấp dưới đã được HĐND cấp dưới phê chuẩn rồi gửi cấp trên xem xét, phê duyệt. Như vậy, quy trình tổng hợp Báo cáo quyết toán ở các cấp NSĐP nêu trên vừa chồng chéo, phức tạp vừa mất nhiều thời gian.
Ngoài ra, báo cáo từ Bộ Tài chính cũng cho biết, hiện nay, mỗi bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác kế toán, quyết toán NSNN thông qua các phần mềm kế toán khác nhau, chưa có sự thống nhất và chưa kết nối liên thông dữ liệu giữa đơn vị dự toán, bộ, ngành, địa phương (các cấp) với cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, những năm qua, căn cứ số liệu quyết toán NSĐP đã được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn và số liệu quyết toán NSTW của các bộ, cơ quan trung ương, Bộ Tài chính tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN bằng phương pháp thủ công. Vì vậy, công tác tổng hợp quyết toán NSNN hàng năm mất nhiều thời gian kiểm tra, rà soát số liệu để đảm bảo tính chính xác…
Bộ Tài chính cho biết, qua kinh nghiệm quốc tế về công tác quyết toán NSNN, nhiều nước như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Hungary, Pháp, Hà Lan… đều có thời hạn phê chuẩn quyết toán NSNN sớm hơn rất nhiều so với Việt Nam từ 6 đến 10 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách. Nguyên nhân do hệ thống ngân sách của các nước có tính độc lập, không lồng ghép các cấp với nhau. Đặc biệt, quy trình quyết toán ở các này cũng tương đối đơn giản, không tổng hợp số liệu toàn tỉnh, toàn quốc như Việt Nam. Quốc hội chỉ phê chuẩn quyết toán NSTW, không phê chuẩn quyết toán của các cấp chính quyền địa phương. HĐND các cấp địa phương phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình.
Đề xuất rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán
Từ thực trạng trên, Quốc hội đã giao Chính phủ nghiên cứu rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN hàng năm.
Công chức Kho bạc Nhà nước tổng hợp Báo cáo quyết qoán NSNN. Ảnh TL |
Theo Bộ Tài chính, các bước của quy trình tổng hợp, lập và trình Báo cáo quyết toán NSNN đang được quy định cụ thể tại Luật NSNN năm 2015. Vì vậy, để thực hiện rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN cần sửa đổi quy định để tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách các cấp.
Cụ thể, đối với quyết toán NSĐP, tại mỗi cấp ngân sách, HĐND họp để xem xét, phê duyệt quyết toán của ngân sách cấp tương ứng, không phê duyệt lại quyết toán của ngân sách cấp dưới đã được HĐND cấp dưới phê duyệt. Đối với NSTW, Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSTW. Quốc hội không phê duyệt lại quyết toán NSĐP đã được HĐND các cấp phê duyệt.
Đồng thời, để giảm sự chồng chéo của các cấp trong việc thẩm định quyết toán và tăng cường trách nhiệm của đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính các cấp không thẩm định quyết toán NSNN.
Cụ thể, đối với NSTW, Bộ Tài chính không thẩm định quyết toán của các bộ, cơ quan trung ương. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, Bộ Tài chính xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.
Đối với quyết toán NSĐP, cơ quan tài chính các cấp không thẩm định quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình. Cơ quan tài chính cấp tỉnh, huyện không thẩm định quyết toán của ngân sách cấp dưới. Cơ quan tài chính cấp tỉnh, huyện tổng hợp quyết toán của ngân sách cấp dưới; trong quá trình tổng hợp quyết toán NSĐP, trường hợp phát hiện có sai sót, cơ quan tài chính cấp tỉnh, huyện yêu cầu UBND cấp dưới trình HĐND cùng cấp điều chỉnh lại số liệu.
Về xét duyệt quyết toán NSNN hàng năm của 2 ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định đặc thù đối với việc xét duyệt quyết toán NSNN hàng năm của 2 ngân hàng này, giao cho Hội đồng quản trị 2 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xét duyệt quyết toán NSNN hàng năm. Đồng thời, bỏ quy định Bộ Tài chính xét duyệt quyết toán NSNN hàng năm của 2 ngân hàng chính sách. Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan quản lý tài chính sẽ thực hiện kiểm tra số cấp bù lãi suất và chi phí quản lý theo quy định về chế độ quản lý tài chính đối với 2 ngân hàng này.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định để tăng trách nhiệm của đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN; tăng trách nhiệm giải trình của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN; sửa đổi thời gian thực hiện các bước của quy trình lập, xét duyệt, tổng hợp, trình quyết toán NSNN.
Đề xuất quy trình, thời gian quyết toán NSNN hàng năm Sau khi xin ý kiến của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Bộ Tài chính trình Chính phủ báo cáo Quốc hội về lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN hàng năm. Cụ thể: Bước 1: Đơn vị sử dụng ngân sách chốt số liệu quyết toán NSNN hết ngày 31/1 năm sau (giữ nguyên so với quy định của Luật NSNN 2015). Bước 2: Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 đến hết ngày 30/6 năm sau. Bước 3: Các bộ, cơ quan trung ương gửi Báo cáo quyết toán NSNN cho Bộ Tài chính chậm nhất ngày 1/7 năm sau. UBND cấp tỉnh gửi quyết toán NSĐP (đã được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn) đến Bộ Tài chính chậm nhất ngày 1/7 năm sau. Bỏ quy định cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình và cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán năm của ngân sách cấp dưới. Bước 4: Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát số liệu quyết toán của các bộ, cơ quan trung ương và số liệu quyết toán NSĐP đã được HĐND tỉnh phê duyệt trong thời hạn 1 tháng (từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/7 hàng năm). Bước 5: Bộ Tài chính tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NSNN trình Chính phủ và gửi Kiểm toán Nhà nước chậm nhất là 8 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách. Bước 6: Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Thời gian kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN do Bộ Tài chính gửi từ ngày 1/9 năm sau. Bước 7: Báo cáo quyết toán NSNN trình UBTVQH chậm nhất là 10 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách (rút ngắn 6 tháng so với quy định của Luật NSNN 2015). Trình Quốc hội chậm nhất là 12 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách (rút ngắn 6 tháng so với quy định của Luật NSNN 2015). Quốc hội xét, phê chuẩn báo cáo quyết toán NSNN. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tăng cường kiểm tra thủ tục nhập khẩu đối với mặt hàng thuốc và nguyên liệu làm thuốc
- ·Trạm sạc xe điện VinFast phủ khắp 80 thành phố trên cả nước, mật độ 3,5 km/trạm
- ·Hộp giấy đựng thức ăn: Sản phẩm đồng hành cùng bao bì xanh
- ·Vì sao việc thu hồi, tái chế xe cũ nát vẫn bế tắc?
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 314 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·IEA: Xe điện giúp thế giới giảm 5 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2030
- ·'Nam châm' giúp xử lý các chất ô nhiễm nồng độ thấp trong nước
- ·Doanh nghiệp đối diện thử thách khi chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn
- ·Khám phá tàu sân bay trực thăng Pháp neo đậu tại Bà Rịa
- ·5 thói quen sống xanh từ những hành động đơn giản giúp bảo vệ môi trường
- ·Đại án OceanBank: Vợ Nguyễn Xuân Sơn muốn dùng mọi tài sản để bồi hoàn cho chồng
- ·8 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên Môi trường năm 2023
- ·'Nam châm' giúp xử lý các chất ô nhiễm nồng độ thấp trong nước
- ·Hà Nội sẽ thí điểm đặt hàng với 9 tuyến xe buýt điện mới
- ·Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi
- ·Bộ trưởng TN&MT: Nhiều địa phương không xây được nhà máy xử lý vì không đủ rác
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn 'Huy động nguồn lực cho chuyển đổi xanh'
- ·Việt Nam công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch
- ·Vinamilk ghi dấu ấn trong lĩnh vực phát triển bền vững