Tiện lợi sản sinh ra rác
Từ năm 2022,ắmonlinetăngmạnhdịpcuốinămrácnhựađivềđâthứ hạng của giải hạng 4 anh chị Nguyễn Hằng Nga ở Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã giảm dần “tốc độ” tất bật mua sắm cuối năm.
“Muốn mua gì thì tôi lên mạng đặt. Muốn nhanh 2 giờ nhận hàng cũng có” - chị chỉ vào trang mua hàng trực tuyến đã được cài đặt là trang mặc định khi mở máy tính.
Trước đây còn dè dặt mua thực phẩm trên mạng, chị Nga vẫn tất bật đi chợ, đi siêu thị để có đồ tươi ngon mỗi ngày. Còn bây giờ, chị còn tin trên mạng hơn cả người bán thịt ở chợ.
“Các thương hiệu thực phẩm xanh, organic đều có gian hàng trên các trang thương mại điện tử. Ở đấy giá cả công khai, có các chương trình khuyến mại nữa nên mình chỉ mất chục phút lựa chọn cho buổi đi chợ ảo” - chị Nga chia sẻ.
Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử 2023 được công bố sau khi các chuyên gia thực hiện khảo sát trên gần 7000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Kết quả cho thấy, xu hướng hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội (Facebook, Zalo…) tiếp tục tăng mạnh, với sự tham gia của 65% doanh nghiệp. Mạng xã hội cũng đồng thời giúp cộng đồng doanh nghiệp xây dựng uy tín, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhanh nhất tới khách hàng.
Sự bùng nổ mua sắm online đang thay đổi thói quen của các thế hệ từ trung tuổi đến trẻ em. Họ đã quá thuộc câu “Cần gì lên mạng search”. Điều này càng thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, lên chiến lược tiếp cận khách hàng online.
“Càng cuối năm chúng tôi sẽ càng phải nhập thêm bao bì, băng keo và các loại chống sốc để bọc hàng. Con số này sẽ gấp 3 lần so với các tháng trong năm” - chị Lê Thùy Dương chủ cửa hàng đồ gốm cho biết.
Theo tính toán của chị, khách mua trực tiếp chỉ cần 1-2 lần bọc sản phẩm nhưng với khách mua online mỗi sản phẩm ít nhất 4 lần bọc, hoàn toàn bằng nylon. “Chỉ có thùng đựng bằng xốp hoặc carton còn lại là là bằng nhựa một lần. Nếu di chuyển vỡ thì cửa hàng và người giao hàng sẽ rất mệt” - chị Dương nói.
Rác nhựa từ hàng online
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố vào tháng 7/2022, mỗi năm tại Việt Nam ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra trên đất liền và lượng rác thải đổ ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn. Thực tế này khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới.
Hoạt động xử lý rác thải nhựa nước ta hiện nay chủ yếu là đem đi chôn, lấp. Trên thực tế, chỉ có 9% lượng rác thải nhựa được đem đi tái chế trên toàn cầu, phần còn lại được thải ra môi trường tự nhiên.
“Xu hướng mua sắm online đặt ra bài toán xử lý rác thải nhựa vốn đã rất phức tạp ở Việt Nam” - Tiến sĩ Nguyễn Đình Đáp - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, nền kinh tế tuần hoàn, tái chế rác nhựa chưa “tiêu thụ” hết lượng rác thải ra môi trường hàng năm.
Chị Nguyễn Hằng Nga thừa nhận từ khi tích cực mua sắm online, chị giảm được thời gian đi lại và xăng xe nhưng rác thì tăng lên.
“Mỗi sản phẩm phải bọc ít nhất 2-3 túi nylon. Một tuần cả nhà 4 người mua khoảng 10 món đồ sẽ phải thải ra vài chục túi” - chị Nga khẳng định rác nylon đang quá nhiều trong thùng rác nhà chị.
Thực tế đó ai cũng nhìn thấy nhưng không dễ tìm ra giải pháp. “Với người bán hàng như chúng tôi, nylon là rẻ nhất rồi. Nên dù phải bọc nhiều lớp vẫn rẻ hơn nếu mua các vật liệu khác” - chị Lê Thùy Dương cho biết.
Phần lớn túi nylon hay các túi nhựa dùng để bọc đồ khi giao hàng online thường dày, dai, được chằng néo chắc chắn bởi lớp băng dính. Khi tháo lớp bọc, người mua thường dùng kéo cắt theo vị trí băng dính. Như vậy, túi đựng thường bị nát và khó tái sử dụng lại như: đựng rác tại nhà.
“Khi nhựa đã trở thành rác thải, chúng có thể: • Bị vứt vào thùng rác sinh hoạt, theo xe rác tới bãi chôn lấp hoặc lò đốt. • Bị vứt một cách bừa bãi ở các nơi công cộng, bị gió cuốn bay; đến khi mưa xuống, rác thải trôi theo sông ra biển. • Bị vỡ vụn, dưới tác động của nắng và gió, thành những mảnh nhựa nhỏ hơn rồi nhỏ hơn, và cuối cùng trở thành vi nhựa trong môi trường tự nhiên. • Được phân loại riêng để bán ve chai và được tái chế thành những sản phẩm mới” (Theo: Sổ tay hướng dẫn giảm nhựa dành cho người tiêu dùng, WWF phát hành 2022).
Chúng ta chưa phân loại rác tại nguồn, chưa có hệ thống thu gom để đưa rác đến nơi tái chế. Chính vì vậy, việc thu gom rác thải nhựa từ việc mua hàng trực tuyến vẫn là thách thức.
Tại Hàn Quốc, sau khi lượng rác thải nhựa tăng 19% trong năm 2021, các ứng dụng giao hàng lớn của quốc gia này như Yogiyo và Coupang Eats đã quyết định không sử dụng đồ dùng một lần bắt đầu từ tháng 6/2021, trừ khi khách hàng yêu cầu. Trong khi đó, gã khổng lồ của thị trường bán lẻ Shinsegae đã sử dụng các hộp đựng bột bã mía thân thiện với môi trường đối với các thực phẩm tươi sống bán tại cửa hàng E-mart.