【bóng đá uae】Nghề vá lưới
Sống ở biển, người đàn ông quanh năm bám biển, nên họ được ví như “nơi tiền tuyến”, còn hậu phương của họ là những người phụ nữ chuyên cần làm nên những tấm lưới. Nghề đâu, vá lưới được họ xem như cái nghiệp. Và cái “nghiệp” ấy ở các cửa biển Cà Mau đang được chị em phụ nữ làm việc không nệ thời gian, mong sao ngày mai các chuyến tàu có đủ ngư cụ vươn khơi, bám biển.
Sống ở biển, người đàn ông quanh năm bám biển, nên họ được ví như “nơi tiền tuyến”, còn hậu phương của họ là những người phụ nữ chuyên cần làm nên những tấm lưới. Nghề đâu, vá lưới được họ xem như cái nghiệp. Và cái “nghiệp” ấy ở các cửa biển Cà Mau đang được chị em phụ nữ làm việc không nệ thời gian, mong sao ngày mai các chuyến tàu có đủ ngư cụ vươn khơi, bám biển.
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng địa phương, hiện nay Cà Mau chỉ có khoảng 90 phương tiện của ngư dân Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đủ điều kiện hoạt động nghề lưới vây, còn các địa phương khác trong tỉnh hoạt động nghề lưới rê, lưới kéo. Ðể đầu tư hoàn chỉnh cho 1 phương tiện đủ điều kiện hoạt động nghề lưới vây tuyến khơi, tuyến lộng phải đầu tư vốn từ 3,5 tỷ đồng trở lên.
Nghề vá lưới giải quyết việc làm cho nhiều chị em phụ nữ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: THANH QUANG |
Gia đình anh Nguyễn Thanh Kỳ, ở khóm 2, thị trấn Sông Ðốc đã làm nghề lưới vây hơn 20 năm và hiện tại được xem là doanh nghiệp có số lượng phương tiện đánh bắt trên biển nhiều nhất Cà Mau, với 5 phương tiện hoạt động nghề lưới vây ở vùng khơi và 13 phương tiện hoạt động nghề chong đèn câu mực. Trong nhà thường xuyên có từ 20-40 người đâu ráp lưới, còn trên biển có hàng trăm lao động là đàn ông khoẻ mạnh. Khi tàu ngoài biển vào bán sản phẩm thì lưới được thay đổi toàn bộ. Lưới cũ sẽ được chị em kiểm tra vá lại và thay những đoạn bị hư hỏng. Doanh thu của doanh nghiệp này mỗi tháng trừ chi phí còn lời hàng tỷ đồng.
Anh Kỳ cho biết, để hoàn chỉnh 1 dàn lưới vây, như của anh đang đánh bắt tuyến khơi, cần 3 tấn lưới, khoảng 1,7 tấn chì, 500 khoen bằng đồng thau, 1.500 cái phao, trên 2 tấn dây và trên 1.000 m rường chì. Sau khi có nguyên liệu, chị em phụ nữ sẽ tiến hành đâu ráp các mành lưới thành 1 tấm lưới lớn có dạo 130 m, chiều dài trên 800 m. Khi hoàn thành phần lưới, cánh đàn ông khoẻ mạnh tiến hành đâu, tóm phao, xỏ khoen, kẹp chì. Nhưng khâu quan trọng nhất của dàn lưới đó là đâu, ráp ban đầu sao cho độ chùng, độ giãn, độ mềm mại để khi cá vào vòng vây không quậy, không phá chui ra ngoài, mà ngoan ngoãn dựa theo mành lưới ở lại.
Bên cạnh đó, khâu làm rường phao, kẹp chì cũng không kém phần quan trọng vì nó quyết định cho dàn lưới có độ nổi, độ chìm và độ căng vừa phải khi thả xuống biển, còn khoen tròn phải tinh tế cùng chiều để khi kéo lưới lên không bị vướng, bị kẹt dây. Một chuyến biển thành công được dựa trên nhiều yếu tố, như nguồn lợi trên biển, kỹ thuật và kinh nghiệm phán đoán luồng cá của thuyền trưởng, những yếu tố này được cho là 60% thành công, còn lại 40% là kỹ thuật làm lưới ở nhà của chị em phụ nữ.
Nghề lưới vây của ngư dân Sông Đốc hoạt động hiệu quả và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản. |
Ðể thành công trong nghề lưới vây như hiện nay, vào những năm 1995-1996, anh Trịnh Phương Bình, khóm 2, thị trấn Sông Ðốc phải cất công đi làm thuê cho chủ tàu lưới vây ở Kiên Giang, Vũng Tàu để học “lỏm” nghề. Khi có “vốn” nghề trong tay, anh Bình về quê vay mượn vốn từ anh em gia đình mua tàu làm nghề lưới vây. Hiện tại, anh Bình có 2 phương tiện hoạt động nghề lưới vây và 3 phương tiện làm nghề chong đèn câu mực, giải quyết việc làm thường xuyên cho 70-100 người có thu nhập ổn định.
Ðến nay, nghề lưới ở Cà Mau chủ yếu là của ngư dân Sông Ðốc, với lượng tàu hoạt động khoảng 600 chiếc; riêng nghề lưới vây trên 90 chiếc, lưới rê hơn 200 chiếc và lưới kéo khoảng 200 chiếc.
Anh Bình cho biết, với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, sợi cước ni-lông đủ loại kích cỡ, phao, chì đã được sản xuất sẵn. Vì thế, việc đan được tấm lưới dễ dàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là nghề lưới dễ dàng hái ra tiền. Kể cả khi có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, người thợ phải kỳ công mới tạo ra được một tấm lưới đủ tiêu chuẩn./.
Bài và ảnh: Anh Vy
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Chọn bát đĩa gốm sứ dịp Tết: Coi chừng ung thư
- ·Sốc với thuốc “tăng trọng” cho trẻ rao bán trên mạng
- ·Rộ mốt làm đẹp bằng phương pháp “phù thủy”
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Máy thử rụng trứng bằng nước bọt, chính xác đến đâu?
- ·Rối loạn tiêu hóa và thần kinh do ăn cà pháo có solanin
- ·Việt Nam bán nhiều búp bê chứa độc từng bị thu hồi
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Tràn ngập linh chi Trung Quốc đội lốt nấm Hàn
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Đồ ăn trước cổng trường: Nguy cơ ngộ độc cấp tính
- ·Ngán ngẩm hàng Trung Quốc
- ·Bánh đúc Phủ Tây Hồ có hàn the
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Tuồn hàng chứa chất cấm, độc hại ra thị trường
- ·Thịt lợn biến thành thịt bò qua mắt tiểu thương
- ·Nhập viện vì mỹ phẩm đểu chợ đêm
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Nội tạng động vật, ăn nội tạng, cảnh báo nguy hiểm