【bóng đâ số】Đổi mới mạnh mẽ giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Sáng ngày 20/9,Đổimớimạnhmẽgiáodụcnghềnghiệpđápứngyêucầuhộinhậpquốctếbóng đâ số tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tổ chức hội thảo giáo dục 2019 với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn coi phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển.
Triển khai nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, năm 2014, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với nhiều đổi mới quan trọng và đột phá.
Cụ thể, đã hợp nhất các trình độ đào tạo; đổi mới về tổ chức và quản lý đào tạo, về chính sách cho người học, nhà giáo và cơ sở GDNN cũng như bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa, tăng cường sự phối hợp, tham gia của doanh nghiệp, người sử dụng lao động vào hoạt động đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động và xã hội.
Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội, trong bối cảnh hiện nay, trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, đặc biệt là trước yêu cầu của toàn cầu hóa, quốc tế hoá - những xu thế vừa là thời cơ, vừa là thách thức – GDNN Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để không chỉ đảm đương được trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh mà còn đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Trình bày báo cáo về thực trạng và định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Thị Hà cho biết, hiện nay, Bộ LĐ-TBXH đang xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN đến năm 2030 theo hướng phân tầng cơ sở GDNN.
Về tuyển sinh GDNN, từ năm 2017 đến 2018, do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh, nhận thức của người dân và xã hội đã có những thay đổi nên kết quả tuyển sinh tốt hơn năm 2016, đạt hơn 2,2 triệu người/năm, vượt khoảng 100,2% đến 100,5%.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, hệ thống GDNN đã và đang thực hiện đổi mới khá mạnh mẽ, đồng bộ. Các điều kiện bảo đảm chất lượng GDNN (chương trình đào tạo, nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo) được cải thiện, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa. Kỹ năng nghề nghiệp của người tốt nghiệp các cơ sở GDNN đã được nâng lên; trên 80% người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở GDNN tỷ lệ này đạt gần 100%.
Bên cạnh đó, bắt đầu hình thành mô hình đào tạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế thông qua các chương trình đào tạo chuyển giao; đáp ứng yêu cầu về lao động chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và cho thị trường lao động ngoài nước.
Việc tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo, giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp bước đầu đi vào chiều sâu, hoạt động hiệu quả. Cơ chế phối hợp 3 bên: Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp bắt đầu hình thành và vận hành khá tốt trong thực tiễn.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng về GDNN ở một số địa phương chưa đầy đủ, thậm chí còn coi nhẹ. Hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDNN chưa cao. Cùng với đó, mạng lưới cơ sở GDNN còn bất cập về phân bố giữa các vùng miền, ngành nghề, trình độ đào tạo. Công tác tuyển sinh trong GDNN vẫn còn gặp nhiều khó khăn; đào tạo phần nào chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, thời gian tới lĩnh vực GDNN sẽ tập trung một số giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về GDNN; quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN được thực hiện theo hướng mở, đảm bảo quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, gắn với việc hình thành đồng thời các cơ sở GDNN đa ngành và chuyên ngành. Đặc biệt, sẽ đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của Nhà nước, giám sát của xã hội…/.
Bùi Tư
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Nguyên nhân Hà Nội liên tục ô nhiễm không khí top đầu thế giới
- ·Tại sao hợp tác quốc tế trong cắt giảm khí mê
- ·Ströman Việt Nam lọt Top 20 thương hiệu xanh thân thiện với môi trường 2024
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Anh chuẩn bị triển khai máy phát điện năng lượng thủy triều độc lạ hình xoắn ốc
- ·Trồng 2.600 cây bảo vệ rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng
- ·Vì sao ngày càng nhiều người chuộng xe điện hơn xe xăng?
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Đẩy mạnh vận tải xanh hướng tới mục tiêu Net zero
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Máy bay chạy pin khơi mào cuộc cách mạng ngành hàng không Mỹ?
- ·Việt Nam và New Zealand sẽ ký kết Thỏa thuận hợp tác về biến đổi khí hậu
- ·Máy bay chạy pin khơi mào cuộc cách mạng ngành hàng không Mỹ?
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Kỳ tích xe điện bị lũ cuốn trôi, ngập trong bùn vẫn hoạt động bình thường
- ·Tiếng nói Xanh
- ·Vingroup và Vietravel hợp tác thúc đẩy du lịch xanh
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·5 lưu ý gì khi sạc xe máy điện