【bóng đá keo nhà cái】Đại tướng Phan Văn Giang: Việt Nam 'tự chủ rất cao' trong công nghiệp quốc phòng
Chiều 30/5,ĐạitướngPhanVănGiangViệtNamtựchủrấtcaotrongcôngnghiệpquốcphòbóng đá keo nhà cái Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đặt vấn đề về quyền tự chủ của các cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh và cơ sở công nghiệp động viên.
Theo ông cần có 3 chính sách đặc thù: trong thu hút lao động, việc làm, vị trí việc làm; trong tiền lương và bảo hiểm xã hội. Cơ chế đặc thù thứ ba là thu hút nhân tài.
Ông bày tỏ ấn tượng với Triển lãm Quốc phòng quốc tế do Việt Nam tổ chức vào năm 2022. "Triển lãm đã nói lên rất nhiều điều, tôi rất cảm tình với sản phẩm của Bộ Quốc phòng và nhiều doanh nghiệp quốc phòng trưng bày tại triển lãm", Đại biểu chia sẻ.
Ngoài ra ông Vân cũng đề xuất trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh cần tính đến yếu tố rủi ro. "Phải có một cơ chế xử lý rủi ro đối với việc đầu tư vào nguồn ngân sách Nhà nước", ông Vân nêu. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có thể "đặt hàng" với các cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh, cơ sở công nghiệp an ninh trong tình thế cấp bách thì thủ tục hành chính cũng phải đặc biệt.
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) nhận định, các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới hiện nay với các loại vũ khí mới có tầm hoạt động rất xa, ví dụ UAV bay xa đến 1.500km hoặc tấn công mạng gây thiệt hại rất lớn.
Để phòng ngừa, ngăn chặn, Đại biểu cho rằng thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh phải được nâng lên để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc. Từng yếu tố, từng thành phần cấu thành thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh phải mạnh lên.
Công nghiệp quốc phòng, an ninh là một thành phần của thực lực, tiềm lực này phải được chủ động trong hoạt động. Vì thế, những cơ chế, chính sách cho công nghiệp quốc phòng, an ninh phải có tính đặc thù, vượt trội hơn so với chế độ, chính sách hiện hành.
Những tiên tiến của khoa học công nghệ đều dành cho công nghiệp quốc phòng, an ninh
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng đã giải trình một số vấn đề mà Đại biểu Quốc hội quan tâm.
Theo ông, dự thảo luật đề xuất xây dựng Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh để thực hiện dự án cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị chiến lược. Đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở Trung ương, do Chính phủ quản lý.
Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, việc thành lập quỹ này là rất cần thiết nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp bách hoặc nghiên cứu, phát triển sản phẩm quốc phòng, an ninh có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt, có tính mới, rủi ro cao.
Giải thích lý do, Bộ trưởng dẫn chứng, trước tháng 2/2022 trên thế giới và các nước trong đó có Việt Nam đều nghiên cứu giáp phản ứng nổ cho các loại xe quân sự, xe chiến đấu để hạn chế khả năng bị đối phương tiêu diệt, khi bị bắn vào không ảnh hưởng đến phương tiện. Nhưng sau tháng 2/2022 thì việc này thất bại.
Theo Đại tướng Phan Văn Giang, hiện vũ khí thông minh đã có loại không còn bắn thẳng, trong khi đó trên chiến trường nếu đeo thêm giáp vài tấn cho xe tăng nặng khoảng 30 tấn thì sẽ hạn chế khả năng di chuyển, vượt vật cản, trong khi đạn giờ không còn đi thẳng, nên lắp giáp này vào cũng vô giá trị.
Dẫn chứng thứ hai, trước kia, ta phải nhập khẩu áo giáp cá nhân, nhưng bây giờ ngành công nghiệp quốc phòng của ta đã sản xuất được áo giáp cá nhân nhẹ chỉ bằng 2/3, có loại chỉ nặng bằng một nửa các loại áo giáp mà ta đã nhập khẩu của các nước tiên tiến, "chúng ta tự chủ rất cao", Bộ trưởng khẳng định.
Dẫn chứng thứ ba, về phương tiện UAV có cự ly bay xa hàng nghìn km, được rất nhiều nước dùng. Bộ trưởng cho biết, trước đây UAV, máy bay không người lái khi thực hiện nhiệm vụ phải bay về mới biết kết quả, nhưng hiện nay UAV bay đến đâu biết kết quả và điều chỉnh nhiệm vụ đến đó, điều khiển bằng vệ tinh chứ không bằng GPS, cho nên không phát hiện được bằng radar. Bộ trưởng cho hay bài toán này không dễ và "chúng ta đang nghiên cứu và bước đầu thành công nhất định".
Việc chế tạo các sản phẩm công nghiệp quốc phòng có tính rủi ro cao nhưng kết quả "nhiều cái không như mong đợi". Ngoài ra, trong công nghiệp quốc phòng, an ninh nếu sử dụng ngân sách theo quy trình thì có trường hợp không đáp ứng được tính thời sự của nhiệm vụ quân sự quốc phòng cũng như "độ mật".
Vì vậy, Bộ trưởng Phan Văn Giang cho rằng, học tập từ các nước nên trong dự thảo luật đề xuất cần có Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Về vấn đề đặt hàng công nghiệp quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng chia sẻ thông tin lĩnh vực này có rất nhiều loạt sản phẩm khác nhau. Có sản phẩm không thể nhiều nhà máy, nhiều cơ sở cùng sản xuất được mà chỉ có một nhà máy, một cơ sở sản xuất "mang tính chuyên dụng rất cao, rất sâu, buộc phải chỉ định cho nhà máy đó sản xuất chứ không thể đấu thầu được".
Đại tướng dẫn lại Nghị quyết của Bộ Chính trị xác định công nghiệp quốc phòng là ngành đặc thù, phải được chăm lo, xây dựng phát triển theo cơ chế đặc thù. Vì vậy, Bộ trưởng cho biết dự thảo luật quy định giao cho Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết những điều cụ thể.
Về cơ chế, chính sách đặc thù đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng cho biết: "Chúng ta xác định công nghiệp quốc phòng, an ninh là tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia". Trên thế giới những tiên tiến của khoa học công nghệ đều dành cho công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Về chuyển giao khoa học công nghệ quân sự, Bộ trưởng nhấn mạnh "tính bí mật đã thắng 50%" nên các nước chỉ chuyển giao những công nghệ không còn tiên tiến, không còn ưu thế trên chiến trường.
Đại tướng Phan Văn Giang: Có chính sách lương, nhà ở thu hút chuyên gia quân sự
Lĩnh vực công nghiệp quốc phòng khó và có rủi ro, Đại tướng Phan Văn Giang đồng tình với đại biểu Quốc hội cần có đãi ngộ về lương, thưởng, nhà ở để thu hút chuyên gia, nhà khoa học.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội: Doanh nghiệp và người tiêu dùng chung tay chống rác thải nhựa
- ·Phần thi ứng xử của Top 5 Miss World Vietnam 2022
- ·Quách Mai Thy khóc nghẹn khi thu ca khúc mới của nhạc sĩ Đỗ Phương
- ·Cơ hội cho doanh nghiệp từ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- ·Ai chịu trách nhiệm khi đường sắt Cát Linh
- ·Sách xoa dịu những tâm hồn xa quê của Đặng Nguyễn Đông Vy
- ·Kho bạc Nhà nước áp dụng "thanh toán trước, kiểm tra sau"
- ·Hoa hậu Huỳnh Nguyễn Mai Phương gặp sự cố trước chung kết
- ·Giám đốc doanh nghiệp kiện Cục Thuế Hà Tĩnh chính thức lĩnh án
- ·Cổ phiếu chứng khoán hy vọng “vào sóng”
- ·Sai phạm trong buôn bán phân bón có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- ·Người dùng điện thoại di động sẽ không bị làm phiền bởi tin nhắn rác, rớt mạng
- ·Chồng cũ vợ cũ người yêu cũ tập 30: Minh say xỉn rơi vào lưới tình của Hào
- ·Vietjet tung bán tiếp 2 triệu vé 0 đồng
- ·Thủ tướng: Bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được để thiếu điện
- ·Thêm 1 cá nhân bị Uỷ ban Chứng khoán phạt 550 triệu đồng
- ·Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS: Được điều chuyển tài sản, trừ xe công về các địa phương
- ·Một số giải pháp tiết kiệm điện vào mùa nắng nóng
- ·Đáp án môn Địa lý mã đề 306, 307, 308, 309, 310 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Việt Nam – Ấn Độ: Tìm hướng đi mới trong hợp tác cơ khí