【tỷ số bóng đá cúp c3】Chỉ số GCI tăng 10 bậc là minh chứng cho nỗ lực cải cách của Chính phủ
TheỉsốGCItăngbậclminhchứngchonỗlựccảicchcủaChnhphủtỷ số bóng đá cúp c3o đánh giá mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng lên thứ hạng 67, tăng 10 bậc và 3,5 điểm trong vòng một năm vừa qua.
Việt Nam cũng được ghi nhận là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu, nằm trong khu vực châu Á, Thái Bình Dương về nâng cao năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới.
Dây chuyền sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty TNHH Van Laack ASIA. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Đánh giá về thành tích mới đạt được, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, Việt Nam đã đạt kết quả cao trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019. Đây rõ ràng là kết quả bước đầu minh chứng cho những nỗ lực bền bỉ trong công cuộc cải cách mà Chính phủ Việt Nam đang tiến hành suốt thời gian qua. Lần đầu tiên, Việt Nam đã vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới và đứng ở vị trí 67 trên 141 nền kinh tế được xếp hạng.
Ông Lộc phân tích, những thành quả về cải cách thể chế trong thời gian qua của Việt Nam đã đóng góp vào việc thăng hạng của chỉ số này. Đõ là kết quả của việc nỗ lực ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; hay là chương trình cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành. Cùng với đó là những chủ trương và giải pháp quan trọng thúc đẩy thực hiện Chính phủ điện tử và nền kinh tế số; thực hiện cơ chế Một cửa quốc gia ASEAN; xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh ở các địa phương...
Theo ông Vũ Tiến Lộc, dù con đường cải cách còn nhiều chông gai; hành trình cải cách còn nhiều việc phải làm, nhưng những nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh ở Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được chùm quả ngọt. Đó là những thành quả tăng trưởng cao kỷ lục so với cùng kỳ nhiều năm trước, cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu và cải thiện bước đầu về chất lượng tăng trưởng, bất chấp tình trạng suy giảm nhịp độ tăng trưởng và bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu trước trào lưu của chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Thực tiễn đã chứng minh, dư địa lớn nhất và nguồn lực lớn nhất của tăng trưởng vẫn là cải cách thể chế và tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân Việt. Việc thăng hạng của Việt Nam trong cuộc đua tranh về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh trong nền kinh tế tế toàn cầu là sự cộng hưởng của 2 yếu tố này.
Một thông điệp quan trọng của các chuyên gia nghiên cứu thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới được chỉ ra là mối tương quan giữa năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và sự phát triển bền vững, hay giữa năng lực cạnh tranh và mức độ gắn kết xã hội. Theo đó, không nhất thiết phải có sự đánh đổi giữa thành tựu kinh tế và sự phát triển bền vững, giữa câu chuyện thành công trong kinh tế và các vấn đề xã hội. Một nền kinh tế hoàn toàn có thể hướng đến và đạt được cả các mục tiêu này. Đây cũng là định hướng và xu hướng đúng đắn mà Chính phủ Việt Nam đang kiên định theo đuổi, ông Lộc nhấn mạnh.
Báo cáo năm nay của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cũng đánh giá khả năng cạnh tranh của 141 nền kinh tế trên toàn cầu dựa vào 103 chỉ số chính, bao gồm tỷ lệ lạm phát, quy mô thị trường, hệ thống tài chính, thuế quan, môi trường kinh doanh, lực lượng lao động... Với mỗi trụ cột, WEF sử dụng thang điểm 100 để đánh giá nền kinh tế đó đã tiến gần mức trạng thái cạnh tranh lý tưởng hay mới sơ khai. Đáng chú ý, Việt Nam có hai chỉ số đạt cả 100 điểm gồm tỷ lệ lạm phát ổn định nhất thế giới và mức độ xảy ra khủng bố thấp nhất thế giới.
Nói về “tỷ lệ lạm phát ổn định nhất thế giới”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính), cho rằng, đây là kết quả của sự kiên định trong chính sách điều hành lấy ổn định vĩ mô là mục tiêu hàng đầu và sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng trong điều hành vĩ mô cộng hưởng với nỗ lực cải cách thể chế cải thiện môi trường kinh doanh. Thời gian qua, chỉ số lạm phát tăng nhẹ đều do các yếu tố tác động tăng tức thời như giá lương thực, thực phẩm giá dầu tăng… và do các yếu tố tác động tăng chủ động là do thực hiện việc điều chỉnh giá các dịch vụ công như giá dịch vụ y tế, giáo dục…
“Quan trọng là lạm phát cơ bản. Lạm phát cơ bản trong 5 năm nay vẫn tiếp diễn với xu hướng gần như đi ngang ở mức tăng chỉ 1,5% - 2 %. Lạm phát cơ bản đi ngang cho thấy chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được điều hành tốt, phối hợp nhịp nhàng; trong đó chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng. Chính sách tiền tệ được điều hành chặt chẽ linh hoạt với mục tiêu ổn định vĩ mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền phù hợp”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ phân tích.
Điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, thâm hụt tài khóa và nợ công giữ trong giới hạn cho phép… chính là thông điệp điều hành lấy ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu hàng đầu, mà không theo đuổi thành tích tăng trưởng. Rõ ràng việc điều hành kinh tế vĩ mô tốt đã lấy lại niềm tin và góp phần ổn định lạm phát như sự ghi nhận của cộng đồng thế giới, Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ nhận định.
Theo Thạch Huê - Thúy Hiền (TTXVN)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Facebook, Google, TikTok, Netfix đã nộp bao nhiêu tiền thuế ở Việt Nam?
- ·Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội từ 48.000 đồng/m2/tháng
- ·Top 5 ô tô cũ giá siêu rẻ chỉ dưới 100 triệu người tiêu dùng nên mua
- ·Chuỗi sự kiên tôn vinh ‘Chị Đẹp Hải Phòng’ tại Vinhomes Royal Island
- ·Động lực nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2023?
- ·Kẽ hở từ màn đấu giá đất 30 tỷ/m2, khách hàng đồng loạt quay xe bỏ cuộc
- ·Cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, chủ các dự án dở dang tại TPHCM giải trình gì?
- ·Nhà phố Sun Group tại Hà Nam
- ·Tập trung nguồn lực chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm
- ·5 loại ô tô dùng chán, bán đi cũng không sợ lỗ
- ·Công bố 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Choáng ngợp với ‘bản song tấu sắc xanh’ của Vinhomes Global Gate
- ·Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương: Hạ khung giá thuê nhà ở xã hội xuống mức thấp nhất
- ·Khi nào cần phải cân chỉnh độ chụm bánh xe?
- ·Đan Mạch thúc đẩy hợp tác trong phát triển điện gió với Việt Nam
- ·Thanh Hóa kiểm tra dự án khu đô thị 'quên' bố trí tái định cư cho dân
- ·Người Việt chuộng ô tô gì trong 6 tháng đầu năm?
- ·Lộ diện vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội
- ·Tôm, ba khía Cà Mau chiếm đa số sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- ·Thảm xanh đa tầng bao bọc căn hộ Gem Park