【trận đấu copa sudamericana】Khó quản lý hàng giao dịch qua thương mại điện tử
Doanh nghiệp thắng lợi nhờ kênh thương mại điện tử | |
Cục Thuế Hà Nội: Siết chặt quản lý thuế thương mại điện tử,óquảnlýhànggiaodịchquathươngmạiđiệntửtrận đấu copa sudamericana kinh doanh sản phẩm nội dung số | |
Hải quan Hà Nội: Tăng cường chống buôn lậu qua thương mại điện tử | |
Tổ chức Hải quan thế giới phát hành trực tuyến bộ tài liệu thương mại điện tử | |
Phối hợp trong thiết lập cơ chế quản lý, giám sát thương mại điện tử |
Công chức Hải quan Hữu Nghị hướng dẫn DN làm thủ tục hải quan. Ảnh: H.Nụ |
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân trong nước và trên địa bàn đối với nhóm hàng tiêu dùng, may mặc… được thực hiện chủ yếu trên nền tảng thương mại điện tử. Song song với đó, trong hoạt động làm thủ tục XNK hàng hóa, nhiều DN đã ứng dụng triệt để công nghệ thông tin (CNTT) trong các giao dịch, điều này kéo theo tình hình gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử gia tăng.
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, cần xây dựng một hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử; quy định, cơ chế, chính sách cụ thể, chế tài rõ ràng nhằm kiểm soát có hiệu quả công tác giám sát quản lý nhà nước về hải quan trong hoạt động này. |
Trước thực tế đó, Cục Hải quan Lạng Sơn đã xác định nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và cấp bách. Trong đó, Hải quan Lạng Sơn đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn cục tăng cường hiệu quả công tác này, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm xảy ra.
Theo đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị đã phát hiện lô hàng NK theo tờ khai vận chuyển độc lập của Công ty TNHH Chuyển phát nhanh S1 dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động này.
Tuy nhiên, khi tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát để kiểm tra thực tế, do số lượng hàng hóa lớn, nhiều chủng loại và được đóng gói nhỏ lẻ có đề tên người nhận nên trong quá trình kiểm tra không thể mở hết các bao gói. Trước thực tế đó, Hải quan Hữu Nghị đã tập trung vào các mặt hàng có nghi ngờ về giả mạo xuất xứ, hàng giả, hàng đã qua sử dụng, mỹ phẩm, thực phẩm. Kết quả bước đầu cho thấy, có 5 mục hàng thuộc danh mục cấm NK.
Mặc dù vậy, theo đại diện Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, khi đã phát hiện sai phạm và áp dụng các quy định vào quá trình xử lý, đơn vị lại gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, tại Điều 17 Thông tư 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK, quá cảnh gửi dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 16 Điều 2 Thông tư 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019 của Bộ Tài chính, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa NK chuyển cửa khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, quy định: “Tờ khai vận chuyển độc lập theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2019/TT-BTC; 1 bản vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa XK). Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên bản lược khai hàng hóa điện tử trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan Hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan…”.
Cũng tại Điểm 7.37 mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2019/TT-BTC quy định: “Người khai hải quan khai báo tên hàng vận chuyển. Trường hợp thuộc một vận đơn có nhiều chủng loại thì người khai báo tên của những hàng hóa có giá trị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị lô hàng. Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập thì thực hiện khai tiêu chí tên hàng như sau: Trường hợp hàng XK hoặc hàng quá cảnh XK có nhiều tên hàng thì người khai không phải khai tên hàng, ghi “chi tiết theo tờ khai XK”, trường hợp hàng hóa NK thì ghi “chi tiết theo vận đơn”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Tuấn Bình, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, hàng hóa NK theo loại hình chuyển cửa khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh thường nhiều mục hàng (khoảng 6.000 đến 10.000 mục), bảng kê hàng hóa miêu tả rất chung chung và không chính xác về hàng hóa thực tế đóng gói như mã sản phẩm, mã thùng, tên người nhận trên các gói sản phẩm. Trong khi đó, người khai hải quan không phải xuất trình bảng kê chi tiết hàng hóa, đặc thù của cửa khẩu đường bộ lại không có vận đơn, không có bản lược khai hàng hóa nên việc thực hiện đối chiếu, kiểm tra giữa chứng từ của người khai hải quan với hàng hóa rất khó khăn và không có căn cứ.
Đặc biệt, qua vụ việc phát sinh đã xảy ra ở cửa khẩu Hữu Nghị, khi tiến hành kiểm tra thực tế gặp rất nhiều khó khăn do hàng hóa với số lượng lớn, được đóng gói các bao/gói nhỏ, bên ngoài ghi tên và địa chỉ người nhận. Do đó, công chức Hải quan phải mở tất cả các bao, gói hàng hóa để kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo giữ nguyên phần ghi tên và địa chỉ người nhận dẫn đến mất nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra.
Từ những khó khăn này, Hải quan Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, Hải quan Lạng Sơn yêu cầu các đơn vị trong toàn cục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực thực thi các quy định về hoạt động thương mại điện tử cho cán bộ công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu. Đặc biệt, chú trọng tới các phương tiện NK hàng hóa qua hình thức chuyển phát, bưu chính quốc tế để kịp thời phát hiện các đối tượng sử dụng công nghệ điện tử để đặt hàng và sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để NK các mặt hàng vi phạm.
Ngoài ra, Hải quan Lạng Sơn cũng đẩy mạnh phối hợp, trao đổi thông tin với Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) nhằm phát hiện các đối tượng sử dụng các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các dịch vụ trên không gian mạng do nước ngoài cung cấp xuyên biên giới để buôn lậu, XNK, vận chuyển hàng hóa vi phạm qua địa bàn hoạt động hải quan.
Tăng cường công tác kiểm soát thực tế từ cửa khẩu đã được Hải quan Lạng Sơn làm chặt, nhưng theo đơn vị, thời gian tới, cần đưa ra quy định cụ thể để kiểm soát chặt và xử lý các vụ việc phát sinh.
Theo đó, khi thực hiện thủ tục vận chuyển độc lập đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, người khai hải quan phải xuất trình bảng kê thể hiện chi tiết mã số kiện hàng hóa, mã sản phẩm, tên người nhận để cơ quan Hải quan có căn cứ kiểm tra, giám sát hàng hóa nhằm tránh việc DN lợi dụng sự thông thoáng của loại hình này để buôn lậu, gian lận thương mại.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng chế phẩm làm đẹp
- ·Trung Quốc đứng đầu về sản lượng, thanh long Việt liệu có chịu tác động?
- ·Bút bi bay mực có thể “thổi bay" tài sản lớn
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3 năm 2023
- ·Hội nghị Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA
- ·Thuế thu nhập cá nhân đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Sửa quy định cấp bù chênh lệch lãi suất hỗ trợ tổn thất nông nghiệp
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Công an truy bắt nghi phạm cướp tiền của người dân ở ngân hàng
- ·Tóm tắt tiểu sử đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
- ·Chủ động cải cách, đổi mới để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2020
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Tăng lên kết vùng để phát triển logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- ·Những nội dung quan trọng tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV
- ·Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Quảng Ninh
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·Hướng dẫn sử dụng kinh phí nạo vét vùng nước cảng biển