【pachuca – toluca】Chủ động cải cách, đổi mới để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2020
Đồng thời đẩy mạnh hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp;... Với tinh thần đó, các đơn vị hệ thống dọc của ngành Tài chính đã chủ động đề ra các giải pháp, tập trung cao độ, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ. TBTCVN xin giới thiệu các ý kiến của lãnh đạo 5 hệ thống lớn của ngành Tài chính thể hiện quyết tâm này.
* Ông Cao Anh Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế:
Tập trung thanh tra các doanh nghiệp có rủi ro về thuế
Ông Cao Anh Tuấn |
Dự toán thu NSNN năm 2020 của Tổng cục Thuế là 1.254.300 tỷ đồng, trong đó dầu thô là 35.200 tỷ đồng, thu nội địa là 1.219.100 tỷ đồng. Để hoàn thành nhiệm vụ này, toàn hệ thống thuế xác định phải ra quân ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2020. Toàn ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt một số nhóm giải pháp chủ yếu như: xây dựng và giao dự toán năm, dự toán quý cho từng cục thuế; theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách; đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế; rà soát, xác định các nguồn thu tiềm năng, các lĩnh vực, các loại thuế còn dư địa thu.
Để đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách, toàn hệ thống thuế sẽ thực hiện quyết liệt công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo tỷ lệ thanh tra, kiểm tra tối thiểu đạt 19,5% số doanh nghiệp đang quản lý. Trong đó tập trung vào các doanh nghiệp có rủi ro cao về chuyển giá, chuyển lợi nhuận, tránh thuế; thực hiện quyết liệt các giải pháp thu nợ thuế và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, tiền phạt không còn khả năng nộp NSNN.
Để Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đi vào cuộc sống, chúng tôi cũng sẽ khẩn trương xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành như nghị định hướng dẫn chung; nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; nghị định sửa đổi Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về giao dịch liên kết và nghị định về hóa đơn... Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch cải cách hệ thống thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế theo kế hoạch của Bộ Tài chính, Chính phủ và theo yêu cầu bức thiết của xã hội; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan thuế, nhất là chi cục thuế khu vực theo lộ trình đã đề ra, đảm bảo đến hết năm 2020 chỉ còn 420 chi cục thuế, giảm 50% số chi cục so với trước khi sắp xếp.
Để xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hình ảnh cán bộ công chức thân thiện, Tổng cục Thuế cũng sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, đẩy nhanh việc giải quyết kiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm những công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người nộp thuế. Những cán bộ vi phạm kỷ luật, kỷ cương của ngành, hoặc vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cùng với sự chủ động vào cuộc ngay từ đầu năm của toàn hệ thống thuế, Tổng cục Thuế cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan, ban, ngành trung ương. Với các cục thuế, cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương, của cơ sở, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2020./.
Năm 2020: Kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN trong phạm vi 3,44% GDP, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, để giảm bội chi NSNN. Kiểm soát chặt chẽ, phấn đấu đến cuối năm 2020, dư nợ công không quá 54,3% GDP, nợ chính phủ không quá 48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45,5% GDP. Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng an toàn, bền vững. |
* Ông Nguyễn Văn Cẩn- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
Tiếp tục tạo thuận lợi thương mại, phấn đấu tăng thu ít nhất 5%
Ông Nguyễn Văn Cẩn |
Năm 2020 ngành Hải quan tiếp tục tập trung thực hiện hai trụ cột cơ bản, đó là tạo thuận lợi cho thương mại và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư; đồng thời, tiếp tục hiện đại hóa nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn, chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống thất thu thuế.
Về cải cách hành chính, năm 2020, Tổng cục Hải quan tiếp tục làm tốt vai trò cơ quan thường trực Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo thuận lợi thương mại.
Hiện tại, tính đến ngày 31/12/2019, NSW đã có 188 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối, với hơn 2,7 triệu hồ sơ của hơn 35.000 doanh nghiệp tham gia. So với năm 2018, đã triển khai chính thức và thực hiện kết nối 37 thủ tục hành chính mới trên NSW, đạt 72,5% chỉ tiêu được giao (tại Thông báo số 292/TB-VPCP ngày 15/8/2019 của Văn phòng Chính phủ và sự điều chỉnh của các bộ, ngành). Với 14 thủ tục chưa được triển khai, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành thực hiện các bước kết nối, dự kiến sẽ hoàn thành trong quý I/2020.
Nhằm tiếp tục tạo thuận lợi thương mại, ngay trong tháng 1/2020, ngành Hải quan tập trung xây dựng và hoàn thiện một số đề án lớn được Chính phủ, trực tiếp là Bộ Tài chính giao. Đó là xây dựng và hoàn thiện đề án kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu theo Nghị quyết 99/NQ-CP (ngày 13/11/2019) và theo chỉ đạo, phân công của Bộ Tài chính, để kịp trình Chính phủ trong quý I/2020; đề án bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK), qua đó góp phần giảm thời gian thông quan hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cùng với cải cách hành chính, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho thương mại phát triển, năm 2020, ngành Hải quan cũng tăng cường các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động XNK, xuất nhập cảnh.
Việc tạo thuận lợi cho thương mại, cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan thời gian qua đã giúp giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần tăng thu ngân sách. Năm 2020, ngành Hải quan đặt mục tiêu phấn đấu tăng thu ít nhất là 5% so với chỉ tiêu pháp lệnh được Quốc hội phê chuẩn (338.000 tỷ đồng).
* Ông Đỗ Việt Đức – Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước (DTNN):
Bảo quản tốt hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ kịp thời cho các địa phương
Ông Đỗ Việt Đức |
Năm 2020 là năm có nhiều ngày lễ lớn của dân tộc, kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tài chính, năm đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ 13 của Đảng, chính vì vậy, ngành DTNN đặt mục tiêu trong năm 2020 là: tiếp tục rà soát hoàn thiện hệ thống pháp luật về dự trữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, đặc biệt sớm trình Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ về Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia (DTQG) đến năm 2030; chủ động đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa theo xu hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4...
Để thực hiện các mục tiêu trên, Tổng cục DTNN cũng đã cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ trọng tâm trên các mặt công tác, bao gồm quản lý nhà nước, cũng như quản lý nội ngành, như: Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành chỉ tiêu kế hoạch DTQG năm 2020, Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) sẽ sớm phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị, phân bổ dự toán chi ngân sách, triển khai công tác giá, tổ chức đấu thầu nhập hàng dự trữ theo các quy định, phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu nhập lương thực, vật tư DTQG.
Tổng cục DTNN đã yêu cầu các đơn vị chủ động triển khai xuất cấp hàng DTQG khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ, cứu trợ các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, hạn hán, mất mùa, khống chế dịch bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đồng thời, chuẩn bị tốt nguồn lực để triển khai thực hiện xuất cấp kịp thời cho nhân dân các địa phương trong các tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra…; triển khai xuất gạo hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn, thời kỳ giáp hạt và các dự án trồng rừng khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, nhân dịp Tết Nguyên đán 2020, Tổng cục DTNN đã tiếp nhận đề nghị hỗ trợ gạo Tết Canh Tý cho khoảng 500.000 nhân khẩu của 10 địa phương, với số lượng khoảng 7.200 tấn. Triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục DTNN sẽ phối hợp bộ, ngành, địa phương tổ chức xuất cấp, vận chuyển kịp thời hàng DTQG đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng trước ngày 21/1/2020 (tức ngày 27 Tết Nguyên đán Canh Tý), để đồng bào ta “ấm bụng” đón tết.
Song song với đó, trong năm 2020, toàn ngành DTNN tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập kho DTQG, tăng cường trách nhiệm của cán bộ ở các cục DTNN khu vực trong bảo quản hàng DTQG theo đúng các quy định, quy chuẩn, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, có cảnh báo kịp thời trong quá trình bảo quản.
* Ông Tạ Anh Tuấn – Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN):
KBNN tiếp tục điều hành ngân quỹ đảm bảo chặt chẽ, an toàn
Ông Tạ Anh Tuấn |
Năm 2019, toàn hệ thống KBNN đã hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, cùng ngành Tài chính đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà tiếp nối thành công cho năm 2020. Hệ thống KBNN đã hoàn thành việc đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030; tổ chức thu ngân sách kịp thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách qua KBNN; cải cách công tác quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn, hiệu quả.
Đặc biệt năm 2019 KBNN đã hình thành tài khoản kho bạc duy nhất, góp phần tập trung ngân quỹ nhà nước. KBNN đã nộp vào NSNN số tiền 5.000 tỷ đồng từ nguồn thu hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.
Cùng với đó, KBNN đã thực hiện tốt công tác kế toán thanh toán, tổng hợp lập Báo cáo Tài chính nhà nước; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đến 100% đơn vị giao dịch với KBNN cấp tỉnh; thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng cải cách, tinh gọn, hiệu lực hiệu quả.
Năm 2020, KBNN tiếp tục tổ chức điều hành quản lý quỹ NSNN đảm bảo chặt chẽ, an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của KBNN trong thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách, tăng cường quản lý chi tiêu công. KBNN tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân 100% vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. KBNN phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn năm 2020 do Bộ Tài chính giao.
Cùng với đó, KBNN điều hành lãi suất phát hành hợp lý, phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường, tiết kiệm chi phí cho ngân sách. KBNN sẽ tiếp tục thực hiện Đề án Tổng kế toán nhà nước; tiến hành triển khai các công việc về lập Báo cáo tài chính nhà nước, đảm bảo tiến độ trình Chính phủ, trình Quốc hội vào tháng 5/2020.
Nhiệm vụ năm 2020 cũng như các năm sắp đến của hệ thống KBNN là hết sức nặng nề. Song với truyền thống đoàn kết, nhất trí và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức hệ thống KBNN, tôi tin tưởng rằng, hệ thống KBNN sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ mà Chính phủ và Bộ Tài chính giao cho hệ thống KBNN./.
Năm 2019, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, bãi bỏ 49 thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung 23 thủ tục và ban hành mới 38 thủ tục trong các lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán, công sản, ngân hàng và bảo hiểm; tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính. Đến nay Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 129/190 điều kiện theo kế hoạch và dự kiến sẽ cắt giảm, đơn giản hóa thêm các điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực chứng khoán, hải quan, kinh doanh đòi nợ, để tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. |
* Ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
Đặt quyết tâm cao nhất để hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2020
Ông Trần Văn Dũng |
Năm 2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo chương trình hành động năm 2019 ban hành từ đầu năm. Theo đó, UBCKNN đã chủ động, tích cực xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán (TTCK), tiêu biểu là Luật Chứng khoán sửa đổi đã được Quốc hội chính thức thông qua; trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Quyết định số 242/2019/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”; trình Bộ Tài chính đưa vào giao dịch 2 sản phẩm mới đó là chứng quyền có đảm bảo và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm luôn được UBCKNN đẩy mạnh trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng tinh vi, phức tạp.
Năm 2020 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành Tài chính nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Trước những yếu tố thuận lợi từ nền kinh tế vĩ mô, trong năm 2020, UBCKNN sẽ tiếp tục các nỗ lực phát triển TTCK, trong đó mục tiêu trọng tâm là: tập trung soạn thảo, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định chi tiết Luật Chứng khoán năm 2019; tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cùng với đó, năm 2020 sẽ là năm hoàn thiện và đưa vào thực hiện gói thầu trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ và tích hợp cho toàn bộ TTCK Việt Nam. Nền tảng này sẽ tạo điều kiện phát triển các sản phẩm mới và góp sức cho quá trình nâng hạng TTCK.
Với các mục tiêu trên, năm 2020, UBCKNN sẽ tập trung dự thảo các nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán (sửa đổi) để đảm bảo luật được đưa vào cuộc sống một cách đồng bộ, tạo điều kiện thông thoáng hơn để cho đầu tư phát triển và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Đồng thời, UBCKNN nỗ lực triển khai các giải pháp tái cấu trúc TTCK theo đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Cùng với đó, tiếp tục khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài thông qua các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trên bảng xếp hạng MSCI và FTSE Rusell; xây dựng chính sách hướng dẫn các doanh nghiệp FDI lên niêm yết và huy động vốn trên TTCK, đơn giản các thủ tục thu hút các nhà đầu tư tổ chức lớn tham gia thị trường; thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. UBCKNN cũng sẽ chỉ đạo quyết liệt các sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam hoàn thành, đưa vào vận hành hệ thống công nghệ mới để triển khai các sản phẩm mới cho thị trường theo kế hoạch, lộ trình đã được phê duyệt; tăng cường công tác hợp tác quốc tế và thông tin tuyên truyền.
Tôi tin tưởng rằng, với tình hình kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định và với những giải pháp hiệu quả trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và của Bộ Tài chính, TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới.
Bộ Tài chính đã tích cực triển khai sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế. Tính chung từ năm 2017 đến hết năm 2019, Bộ Tài chính đã cắt giảm được 4.024 đầu mối (riêng năm 2019 giảm 2.172 đầu mối). Chỉ tiêu biên chế hành chính được giao đã giảm gần 4.980 biên chế (giảm 6,7% so năm 2015), trong khi vẫn đảm bảo điều hành hiệu quả, thông suốt các hoạt động nghiệp vụ của ngành. |
Nhóm PV (thực hiện)
(责任编辑:World Cup)
- ·Đẩy mạnh kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu
- ·Đa dạng cách làm giàu
- ·Huyện Đầm Dơi hướng đến đa canh bền vững
- ·Khó tiếp cận vốn vay dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- ·Ai được quyền thừa kế ngôi nhà 30 tỷ?
- ·‘Khát vọng sống’
- ·Mở hướng cho hợp tác xã kiểu mới
- ·Độc đáo mô hình trồng rau khí canh
- ·“Đơn xin không phải mua thuốc giá 1,2 triệu”
- ·Quản lý và khai thác tốt nguồn thu
- ·Chồng mất sớm, mẹ chồng coi tôi là tội đồ
- ·Mất sóng thiết bị giám sát hành trình
- ·Huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy cho các cơ sở kinh doanh
- ·Thế hệ trẻ chú trọng điều gì trong năm 2024?
- ·Em tả chuyện vào nhà nghỉ…
- ·Xuất hiện thêm đợt triều cường mới, gây nhiều thiệt hại
- ·Chung tay dệt lưới an sinh
- ·Tặng 70 phần quà tết cho thanh niên công nhân
- ·Giá vàng hôm nay 26/8/2024: Vàng nhẫn tăng lên mức kỷ lục
- ·Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi ở Cà Mau đi sau, loay hoay đối phó