【tin chuyển nhượng arsenal 24h】FED đánh giá lợi ích của thỏa thuận thương mại Mỹ
Theo biên bản cuộc họp chính sách của FED từ ngày 28 - 29/1, công bố ngày 19/2, ban điều hành FED đánh giá thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một, cũng như hiệp định thương mại tự do mới với Mexico và Canada, "đã giúp giảm các nguy cơ và dường như đã cải thiện lòng tin của doanh nghiệp".
Nhưng một số quan chức vẫn thận trọng khi cho rằng tác động của thỏa thuận với Trung Quốc "sẽ tương đối hạn chế". Chính sách thương mại vẫn tiềm ẩn những bất trắc "ở mức cao, với nguy cơ xuất hiện các căng thẳng mới cũng như leo thang mới trong các căng thẳng cũ".
Các quan chức trên ghi nhận rằng thỏa thuận với Trung Quốc "sẽ vẫn duy trì một tỷ lệ lớn các loại thuế quan và nhiều công ty đã phải điều chỉnh hoạt động sản xuất và dây chuyền cung ứng".
Trong biên bản cuộc họp trên, các quan chức FED đánh giá nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ trong năm tới đã "giảm đáng kể". Họ lạc quan một cách thận trọng rằng việc giảm bớt căng thẳng sẽ "giúp tăng lòng tin doanh nghiệp hoặc tăng nhu cầu xuất khẩu, từ đó giúp củng cố hoặc ít nhất là ổn định đầu tư của doanh nghiệp". Nhưng một số quan chức nhấn mạnh rằng nông dân Mỹ, vốn đang bị tác động mạnh vì các biện pháp đáp trả của Trung Quốc, vẫn đang đối mặt nhiều thách thức dù đã được chính phủ trợ cấp.
Ngoài ra, FED nhận định dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Trung Quốc là một nguồn cơn gây bất ổn khác đối với nền kinh tế toàn cầu.
Tháng trước, giới chức Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Với thỏa thuận này, Washington đã hoãn một kế hoạch áp thuế từ giữa tháng 12/2019 đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 160 tỷ USD và cam kết giảm một nửa mức thuế 15% đối với 120 tỷ USD hàng tiêu dùng đã áp đặt từ ngày 1/9/2019.
Tuy nhiên, nhiều mức thuế trừng phạt trước đây vẫn tồn tại, tác động đến khoảng 70% lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo các chuyên gia, trung bình thuế của Mỹ đánh vào hàng hóa Trung Quốc trong thời gian xảy ra tranh cãi thương mại đã tăng 3% kể từ đầu năm 2018, lên hơn 19%.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo các cuộc xung đột thương mại và thuế sẽ làm giảm tới 80% tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới; thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có thể giảm nguy cơ này, song nền kinh tế thế giới vẫn rất mong manh và nhiều rủi ro.
Việc FED cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm 2019 là một hỗ trợ nền kinh tế sau những chao đảo vì các tranh cãi thương mại với nhiều đối tác của chính quyền Tổng thống Trump. Nhưng Ủy ban Thị trường mở liên bang - cơ quan hoạch định chính sách của FED - tháng trước đã giữ nguyên lãi suất cơ bản dao động ở mức 1,5-1,75%, và cho biết không định điều chỉnh trừ phi có một "thay đổi lớn" ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhiều ý kiến ủng hộ kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu qua một đầu mối
- ·Đại hội XIII: Chỉ dấu công cuộc đổi mới lần thứ hai bắt đầu
- ·Thủ tướng thăm, chúc Tết đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế
- ·Cán bộ tu pháp phải giúp Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không bị sai phạm
- ·Loại hình Condotel sẽ có thời hạn sở hữu tối đa 70 năm
- ·Gia Lai: 550 VĐV tranh tài ở Giải chạy “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ Đăng quang của Nhà vua Anh
- ·Ông Đỗ Việt Hùng giữ chức Chủ tịch VIRESA
- ·Người dân không cần đến ga cũng có thể mua vé tàu Tết Kỷ Hợi
- ·Xét nghiệm Covid
- ·Giá vàng tiếp tục giảm, vàng SJC dao động quanh ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
- ·Chùm ảnh: Hoạt động của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Singapore
- ·Đại hội XIII: Toàn văn Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
- ·Quốc hội khóa XV: Câu hỏi và trả lời chất vấn đã thực chất, chiều sâu
- ·Vũ khí này là mối đe dọa khủng khiếp đối với ‘hổ Syria’
- ·Quốc hội khóa XV: Câu hỏi và trả lời chất vấn đã thực chất, chiều sâu
- ·Sẽ có thêm 10 chuyến bay đưa công dân Việt Nam tại Ukraine sơ tán về nước
- ·Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV
- ·6 nhóm sản phẩm nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD
- ·Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Quảng Nam