【nhận định philippines】Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023: Chỉ số giá tiêu dùng tăng,ọpbáoChínhphủthườngkỳthángƯutiênthúcđẩytăngtrưởnhận định philippines công nghiệp, xuất khẩu có xu hướng giảm Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023: Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao |
Chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã thông báo các nội dung của Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 cùng các giải pháp điều hành của Chính phủ thời gian tới.
Một số lĩnh vực có sự cải thiện
Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết, liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội tháng 4, các báo cáo và ý kiến tại phiên họp đánh giá nhìn chung xu hướng tích cực và một số lĩnh vực cải thiện hơn.
Cụ thể, lạm phát có xu hướng giảm dần qua các tháng, CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lạm phát ở hầu hết các nước đối tác lớn đều neo ở mức cao và kéo dài. Thị trường tiền tệ, tỉ giá cơ bản ổn định, lãi suất điều hành được điều chỉnh giảm 2 lần liên tiếp, lãi suất cho vay bình quân giảm 0,41% so với cuối năm 2022; các ngân hàng thương mại nhà nước tiên phong, dẫn dắt giảm lãi suất. Xuất siêu tiếp tục tăng mạnh, tháng 4 xuất siêu 1,51 tỷ USD, 4 tháng đầu năm xuất siêu 6,35 tỷ USD.
Về tăng trưởng, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là bệ đỡ vững chắc trong khó khăn. Lúa gạo được mùa, được giá, năng suất lúa đông xuân ước đạt 72 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với năm trước; tháng 4 xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo với giá trị 574 triệu USD, tăng 98% về lượng và 108% về giá so với cùng kỳ; tính chung 4 tháng, xuất khẩu 2,95 triệu tấn gạo với giá trị 1,55 tỷ USD.
Sản xuất công nghiệp tăng trở lại. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 3,6% so với tháng 3 và tăng 0,5% so với cùng kỳ (3 tháng đầu năm giảm 2,2%). Khu vực dịch vụ tiếp tục phục hồi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 4 tháng tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng khá, tháng 4 đạt 39,3 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng trở lại, trong tháng 4 có 16 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 12,3% về số doanh nghiệp, tăng 6,2% về vốn đăng ký và tăng 28,5% về số lao động so với tháng 3.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn tại buổi họp báo |
Thủ tướng yêu cầu thực hiện 3 nhiệm vụ lớn
Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết, về mục tiêu, quan điểm, định hướng, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần nhất quán theo Nghị quyết Đại hội XIII, các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ.
Theo đó, phải đạt được mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế, góp phần giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho phát triển đất nước.
Với tinh thần chia sẻ, đồng hành, huy động được sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, Thủ tướng nêu rõ 3 nhóm nhiệm vụ lớn. Trong đó, nhóm nhiệm vụ thứ nhất là tập trung chuẩn bị các đề án, báo cáo trình Trung ương, Quốc hội bảo đảm tiến độ và chất lượng theo quy định.
Nhóm nhiệm vụ lớn thứ hai là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành hài hòa, cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa lãi suất và tỷ giá, giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu, giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, giữa bên trong và bên ngoài. Hiện nay, lạm phát vẫn được kiểm soát trong mục tiêu Quốc hội giao và đang giảm dần, do đó, ưu tiên hơn cho tăng trưởng từ tháng 4, tháng 5 và những tháng tiếp theo.
Đặc biệt Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy cả phía cầu và cung.
Về cầu, sớm có các giải pháp kích cầu tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước; sớm có các giải pháp miễn giảm thuế, phí, lệ phí, hỗ trợ người lao động, người dân, khuyến mại, giảm giá; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư tư nhân, tháo gỡ mọi rào cản, huy động hợp tác công tư, khơi thông mọi nguồn lực phát triển; về xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại, giữ vững các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới, đẩy mạnh đàm phán các FTA. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, chung tay xây dựng cơ sở hạ tầng; phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Về cung, tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản trị xã hội về lao động, môi trường, tạo thuận lợi cho các thị trường vốn, khoa học công nghệ, lao động, nâng cao năng suất lao động. Đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư.
Nhóm nhiệm vụ lớn thứ ba, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung rà soát, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, nhất là rà soát, hoàn thiện thể chế; làm tốt công tác quy hoạch; giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển.
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, quyết liệt hơn, có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Thực hiện nghiêm Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương đẩy nhanh các dự án công nghiệp quy mô lớn; khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; rà soát, có giải pháp hiệu quả kích cầu tiêu dùng, triển khai tốt cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; tăng cường xúc tiến thương mại, sớm ký kết FTA với Israel, đẩy mạnh đàm phán FTA với Trung Đông; bảo đảm thị trường xăng dầu ổn định, khẩn trương trình sửa đổi các Nghị định về kinh doanh xăng dầu; trình ban hành Quy hoạch điện VIII trước 10/5.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Anh tìm ra loại thuốc tiêm có thể làm trái tim trẻ lại 10 tuổi giúp kéo dài tuổi thọ
- ·PM works with Cà Mau and Bạc Liêu authorities
- ·Tây Ninh court tries multi
- ·Cabinet approves 5
- ·Công ty TNHH QUANON nâng cao giá trị thương hiệu nhờ các Tiêu chuẩn Quốc tế
- ·PM welcomes WHO regional director
- ·ASEAN’s principle hampers co
- ·Party, State leaders pay tribute to President Hồ, fallen soldiers
- ·Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
- ·President receives Bulgaria’s top prosecutor
- ·Từ ngày 1/1/2023, chính thức áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP
- ·Việt Nam integrates gender perspective into development policies
- ·Việt Nam enhances partnership with France
- ·Police issue wanted notice for murder suspect
- ·Bảo hiểm nhân thọ là gì? Kinh nghiệm mua bảo hiểm nhân thọ tốt dành cho bạn
- ·Vietnamese, French leaders vow to ratchet up partnership
- ·Prime Minister receives Chinese Vice Premier Zhang Gaoli
- ·Việt Nam, France leaders discuss ties
- ·Quốc hội yêu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng
- ·Canada gives $11.6m to help Việt Nam fight climate change