【nhận định mu vs everton】Gia Lai: Chú trọng thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Gia Lai |
Chế biến nông sản chuyển biến tích cực nhưng xuất thô vẫn còn nhiều
Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Gia Lai ước đạt 22.519 tỷ đồng, tăng 6,61% so với cùng. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo ước đạt 15.059 tỷ đồng, chiếm 66,87% giá trị toàn ngành công nghiệp, tăng 5,84% so với cùng kỳ.
Công nghiệp chế biến nông sản tiếp tục giữ vị trí là nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh khi chiếm tới hơn 80% kim ngạch xuất khẩu với các mặt hàng như cà phê, cao su, trái cây…. Các nhóm ngành hàng này cũng duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu đạt 2 con số trong năm 2020, dù dịch bệnh Covid – 19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, giúp kim ngạch xuất khẩu Gia Lai cán đích ở con số 580 triệu USD, tăng tới 16% so với cùng kỳ 2019.
Trong thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã thu hút được khoảng gần 40 dự án chế biến nông sản lớn; và có 82 cơ sở sản xuất, chế biến cà phê đang hoạt động và một số nhà máy đang lắp đặt máy móc thiết bị với tổng công suất 11.800 tấn/năm;....
Nhà máy chế biến thực phẩm thuộc Công ty CP thực phẩm Đồng Giao Chi nhánh Gia Lai đi vào hoạt động từ tháng 9/2019 với công suất thiết kế 52.000 tấn sản phẩm/năm. Đây là tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại với 3 dây chuyền sản xuất tự động hóa. Hiện nay, sản phẩm của Công ty Đồng Giao đã có mặt trên hơn 60 quốc gia, trong đó, có đầy đủ các thị trường “khó tính” như EU, Mỹ, Nhật Bản.
Ông Đinh Văn Tĩnh – Phó Giám đốc Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, phụ trách chi nhánh Gia Lai cho biết năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nhà máy ước đạt 50 triệu USD, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đồng Giao. Trong đó, các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là đơn vị xuất khẩu lô hàng chanh dây đầu tiên của Việt Nam sang thị trường EU theo diện EVFTA.
Tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô còn lớn, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm nông sản xuất khẩu còn chưa cao đang là hạn chế của công nghiệp chế biến nông sản Gia Lai |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, không thể phủ nhận công nghiệp chế biến nông sản của Gia Lai vẫn còn nhiều điểm trừ.
Gia Lai là vùng nguyên liệu cây công nghiệp lớn của cả nước với gần 100.000 ha cà phê, gần 90.000 ha cao su, hơn 14.000 ha hồ tiêu, hơn 19.000 ha cây ăn quả,…ngoài ra còn các nông sản khác như điều, sắn, mía… Đây là tiềm năng rất lớn phục vụ công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, số lượng nhà máy chế biến có hàm lượng công nghệ cao như nhà máy Đồng Giao Gia Lai không nhiều. Xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Trung Đông chủ yếu vẫn còn xuất thô, nhất là đối với mặt hàng mủ cao su, cà phê, hồ tiêu,… Tỷ lệ vùng nguyên liệu đạt chuẩn (có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ) vẫn còn thấp nên chất lượng nguyên liệu sản phẩm đầu vào vẫn còn hạn chế.
Thúc đẩy thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản
Theo Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai – ông Phạm Văn Binh, với tiềm năng lợi thế của mình, Gia Lai đã phát huy có hiệu quả các lợi thế của địa phương, bước đầu hình thành và phát triển các vùng cây trồng theo hướng tập trung, tạo nguồn nguyên liệu ổn định để các nhà máy chế biến phát huy được công suất thiết kế. Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai thông qua nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đã tập trung thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư, nhất là các dự án chế biến sâu các sản phẩm nông sản nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao.
Tỉnh Gia Lai có lợi thế lớn trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhờ vùng nguyên liệu rộng có thổ nhưỡng phù hợp |
Năm 2021, tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 610 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu nông sản đóng góp 530 triệu USD, chiếm tỷ trọng 87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ngành Công Thương Gia Lai hoàn toàn có thể hoàn thành mục tiêu này nhờ dư địa chế biến và xuất khẩu của tỉnh vẫn còn nhiều. Trong đó, một số đơn vị đang hoạt động hiệu quả và tận dụng tốt các cơ hội từ ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã kí kết như Công ty Đồng Giao Gia Lai đang có ý định sẽ mở rộng nhà máy, nâng công suất sản xuất. “Với việc gia tăng đơn hàng như hiện tại, nhà máy Đồng Giao đã đạt 80% công suất thiết kế với đầu vào 150.000 tấn nguyên liệu chanh dây mỗi năm. Chúng tôi dự định có thể mở rộng, nâng công suất nhà máy để phục vụ nhu cầu xuất khẩu không chỉ chanh dây mà còn thêm các sản phẩm chế biến từ dứa”, ông Tĩnh chia sẻ.
Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai cho biết trong thời gian tới, Sở một mặt sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những doanh nghiệp đã đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất; song song với đó, sẽ chú trọng đến công tác xúc tiến để kêu gọi đầu tư các dự án công nghiệp chế biến nông sản công nghệ cao.
Trong đó, sẽ tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch; triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến được ổn định; nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp để tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Làm cầu nối thúc đẩy giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản.
Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo về các thị trường xuất khẩu trọng điểm, giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Tỉnh Gia Lai sẽ tập trung thu hút các dự án nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao |
Đặc biệt, chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật như quỹ đất sạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản. Công khai, minh bạch, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhanh, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư khi đến tìm hiểu và đầu tư dự án công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra sẽ chú trọng khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao vào chế biến nông sản, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng được việc vận hành hệ thống máy móc sản xuất hiện đại.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·ISO 13485: 2016 và “sự sống còn” của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang
- ·1/76 cơ sở nuôi chim yến khai báo cơ quan chức năng
- ·Giống cây ăn trái hút hàng
- ·Giá hồ tiêu giảm
- ·Thúc đẩy hợp tác về nông nghiệp, công nghệ 4.0 giữa Việt Nam và Romania
- ·Cơ sở chế biến điều phát triển ở các tỉnh biên giới Trung Quốc
- ·Gói bánh dừa góp phần phục vụ bầu cử
- ·Tỷ lệ trẻ em Việt Nam béo phì có chiều hướng ngày càng tăng
- ·Bamboo Airways chuẩn bị sẵn sàng trước giờ 'G' tái khai thác mạng bay thương mại
- ·Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ DN, người dân
- ·Nhiều chiêu trò lừa đảo khi mua hàng trực tuyến qua Facebook, Zalo…
- ·Chăn nuôi đại gia súc vẫn chỉ là tiềm năng
- ·Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú giảm số công nhân
- ·Chỉ 0,01% thông báo vi phạm giao thông được hồi âm
- ·Tác hại khi sử dụng phải khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc, kém chất lượng
- ·Nên thu mua cao su theo cách tính DRC?
- ·Quy chế của Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững
- ·Tôn vinh 79 thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2016
- ·Từ hôm nay, mở lại toàn bộ chặng bay trên cả nước hành khách không cần tiêm đủ 2 liều vắc xin
- ·Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Bảo đảm cung cấp đủ điện tới cuối năm 2012