【bảng xếp hạng bi】Đường nhập khẩu làm chủ thị trường, đường nội tồn kho
Đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 108.000 tấn đường | |
Chính thức tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá đường Thái Lan | |
Thái Lan đề nghị xem xét lại việc áp thuế chống bán phá giá đường |
Dự báo sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 6/2021 và tháng 7/2021. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Vietnam+ |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, số lượng nhập khẩu đường vào Việt Nam từ tất cả các nguồn trong 4 tháng đầu năm 2021 đã tăng hơn 1,5 lần, với số lượng gần 540.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái chỉ khoảng 341.000 tấn. |
Theo báo cáo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong tháng 5/2021, tình hình gian lận thương mại, nhập lậu đường vẫn diễn ra, bất chấp việc gia tăng kiểm soát biên giới để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, ngày 15/5/2021, Công an TPHCM phối hợp với Cục Quản lý thị trường phát hiện hơn 140 tấn đường không rõ nguồn gốc nằm trong các bãi xe trên địa bàn huyện Hóc Môn và quận Bình Tân. Toàn bộ lô hàng đều không có chứng từ.
Các lái xe khai nhận chở hàng từ Bình Dương, Đồng Nai tập kết về bãi xe TPHCM sẽ có người đến nhận. Hiện toàn bộ lô hàng trên đang được cơ quan chức năng tạm giữ để tiếp tục điều tra làm rõ.
"Thực chất, trong tháng 5/2021, loại đường nhập khẩu từ các nước ASEAN (lẩn tránh thuế chống phá giá và chống trợ cấp) và đường nhập lậu từ Campuchia và Lào hoàn toàn làm chủ thị trường khiến cho đường sản xuất từ mía trong nước hầu như không thể tiêu thụ được", VSSA nhận định.
Hiện, vụ ép mía đã kết thúc vụ. Nhập khẩu đường chính ngạch từ Thái Lan và các nước ASEAN tiếp tục đưa về cộng với hoạt động gian lận thương mại, nhập lậu tiếp tục đưa một lượng đường lớn vào thị trường Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, số lượng nhập khẩu đường vào Việt Nam từ tất cả các nguồn trong 4 tháng đầu năm 2021 đã tăng hơn 1,5 lần, với số lượng gần 540.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái chỉ khoảng 341.000 tấn.
Đại diện VSSA cho hay, các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu hoàn toàn làm chủ thị trường bất chấp việc kiểm soát biên giới đối với đường nhập lậu khiến đường sản xuất từ mía tiêu thụ rất chậm, tồn kho.
Nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường. Do đường nhập khẩu đang thống trị thị trường nên diễn biến giá đường trong nước có xu hướng diễn biến theo giá đường thế giới.
VSSA dự báo, nhập khẩu đường từ Thái Lan và các nước ASEAN tiếp tục tăng trong tháng 6/2021 và đường nhập lậu sẽ vẫn hoạt động mạnh mẽ. Cộng với đường sản xuất từ mía trong nước đang tồn kho tiêu thụ chậm, sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 6/2021 và tháng 7/2021.
Xung quanh câu chuyện phát triển ngành mía đường Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) đánh giá, ngành mía đường đang bước vào giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi một tâm thế mới. Đó là sự chủ động của cả cơ quan quản lý nhà nước để theo kịp với tín hiệu của thị trường.
Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ có một chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ quốc gia và chuẩn bị trình Thủ tướng; nội dung ưu tiên và lựa chọn nguồn đầu tư vào thẳng những vấn đề liên quan công nghệ chế biến sâu, trong đó có mía đường. Đây là một ưu tiên thực sự, ưu tiên về nguồn lực tài chính, ưu tiên về chính sách.
“Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã báo cáo lãnh đạo Bộ để có buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vấn đề đặt ra là, chính sách thương mại đối với các nhà máy đường phù hợp với vòng quay của chu kỳ thu hoạch, phù hợp với khả năng của các nhà máy mía đường, phù hợp với chủ thể người nông dân thì với ngân hàng chính sách như thế nào”, ông Toản nói.
Lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chia sẻ thêm, Bộ NN&PTNT đang trình Thủ tướng Chính phủ một nghị định về cơ giới hoá nông nghiệp. Đây sẽ là một hành lang pháp lý rất quan trọng để đẩy mạnh cơ giới hoá và các hoạt động chế biến sâu, trong đó có ngành mía đường...
Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT, tổng diện tích mía niên vụ 2020-2021 đạt 152.890 ha, năng suất mía 63 tấn/ha, sản lượng 9.635.600 tấn. Về mía phục vụ sản xuất đường, theo báo cáo của các nhà máy, niên vụ 2020-2021, diện tích mía thực tế là 128.670 ha, trong đó 117.290 ha có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy, chiếm 91,1%. Năng suất mía ép đạt 60,5 tấn/ha, chữ đường 10,3%, sản lượng mía ép 6.739.417 tấn; giá mía bình quân khoảng 940.000 đ/tấn. Như vậy, niên vụ 2020-2021, diện tích và sản lượng mía giảm khoảng 7% so với niên vụ 2017-2018 và giảm khoảng 40% so với niên vụ 2016-2017 (năm đạt sản lượng cao nhất trong 5 vụ gần đây). |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chính phủ ban hành Nghị định miễn, giảm thuế hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Nhiều dư địa để cải cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- ·Bác sĩ TP.HCM cạo trọc đầu trước khi đến Bắc Giang hỗ trợ chống dịch
- ·Hà Nội có thêm 3 Covid
- ·Hà Nội triển khai phương án phân 3 vùng để phòng chống dịch
- ·Thai phụ Quảng Bình tái dương tính lần 2 với Covid
- ·TP Hồ Chí Minh: Xe tải va chạm xe đầu xe, 2 vợ chồng kẹt trong cabin
- ·Nhân viên y tế mất mẹ khi đang ở tâm dịch: 'Mẹ ơi, con không kịp về'
- ·Kế hoạch phát triển kinh tế
- ·4 lưu ý chọn siro thảo dược hỗ trợ giảm ho, sổ mũi cho trẻ
- ·Mỹ tung gói cứu trợ 349 tỷ USD 'giải cứu' doanh nghiệp nhỏ ảnh bị ảnh hưởng bởi Covid
- ·Hà Tĩnh có thêm 2 ca dương tính Covid
- ·BOT giao thông: Không cẩn thận là “vỡ trận”
- ·TP.HCM: Kinh tế 8 tháng tăng trưởng cao
- ·Tất cả những ai tới bệnh viện Bạch Mai trong 2 tuần qua phải tự cách ly và thông báo y tế
- ·Thời kinh tế số : Kết nối hàng hóa nội địa cũng phải kiểu mới
- ·Tối 10/6, Hà Tĩnh công bố thêm 1 ca dương tính với Covid
- ·Thị trường bất động sản với những tín hiệu trái chiều
- ·Tân Hiệp Phát thăm, tặng quà các gia đình liệt sỹ và thương binh tại Nghệ An, Hà Tĩnh
- ·Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn từ Việt Nam