【quả bóng đá cúp c1】BOT giao thông: Không cẩn thận là “vỡ trận”
Xã hội “kêu đau”
| ||
Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu |
Rải rác trước đó, việc người dân địa phương tụ tập chặn phương tiện qua trạm thu phí BOT, từ chối sử dụng công trình đầu tư theo hình thức BOT mà tiếp tục dùng công trình cũ đã xảy ra ở nhiều nơi. Điển hình như, người dân bao vây chặn đường lưu thông phương tiện tại trạm thu phí BOT Quốc lộ 6 (Xuân Mai - Hòa Bình) nhằm phản đối mức phí cao, hay người dân chặn cầu Hạc Trì (Phú Thọ), kiên quyết không chạy qua cầu này mà kiên trì đi trên cây cầu Việt Trì cũ…
Đáng chú ý, những ngày gần đây, việc lái xe trả tiền lẻ khi qua trạm BOT liên tục xuất hiện tại nhiều địa phương nhận được sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội. Tình trạng này tái diễn từ trạm thu phí tại Bến Thủy (Hà Tĩnh), trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) rồi đến trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 (Hưng Yên). Ngay ngày 9/9 vừa qua, nhiều tài xế lại đồng loạt dùng tiền lẻ với các mệnh giá 200, 500 đồng để trả phí đường bộ tại trạm BOT đường tránh Biên Hòa (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) gây tắc nghẽn giao thông.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội, người đã dành khá nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về các dự án BOT giao thông, cho hay: Tình trạng dùng tiền lẻ khi qua trạm BOT không vi phạm pháp luật, song hệ quả từ hành động này là gây ùn tắc giao thông. Phản ứng của người dân dùng tiền lẻ khi qua trạm BOT là cách họ thể hiện sự bức xúc của mình khi đã không còn cách làm nào khác.
Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự: “Việc quản lý các dự án BOT giao thông hiện nay quá yếu kém. Hành động trả tiền lẻ khi qua trạm BOT nhìn qua tưởng đơn giản nhưng thực sự khá nghiêm trọng. Đó có thể coi là biểu hiện xã hội kêu đau do những hệ lụy từ chính sách”.
Việc điều chỉnh, thậm chí di dời các trạm thu phí BOT bất hợp lý là điều cần thiết. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Hệ lụy khôn lường
Theo một số chuyên gia, nếu không xử lý thỏa đáng, BOT giao thông có thể sẽ “vỡ trận”, những điểm nóng biến thành “bom nổ chậm” gây ra không ít hệ lụy khôn lường. Có vị chuyên gia phân tích: BOT giao thông hiện đang bị méo mó bởi những đặc quyền đặc lợi. Những DN sân sau chiếm lấy dự án “béo bở”, đứng trên pháp luật mà “bóc lột” người dân. Đây là nguyên nhân chính khiến người dân phản ứng ngày càng nhiều, tụ tập đông người quanh các trạm BOT gây mất an ninh xã hội. Không giải quyết được, tình trạng đối đầu sẽ thực sự hình thành, đầu tiên là đối đầu giữa người tham gia giao thông với DN BOT và nguy hiểm hơn là nâng lên thành đối đầu giữa người dân và Chính phủ.
Liên quan tới vấn đề này, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm: Với các dự án BOT giao thông, khi Chính phủ không có một giải pháp xử lý hiệu quả, những chương trình đầu tư theo hình thức BOT giao thông trong tương lai sẽ gặp trở ngại khi người dân phản đối, nhà đầu tư ngần ngại về lợi nhuận…
Ở thời điểm hiện tại, mấu chốt không phải là cố gắng quy kết trách nhiệm cho ai, đơn vị nào mà là giải quyết “con bệnh” BOT giao thông thế nào cho thỏa đáng, kịp thời, ổn định dư luận. Nhiều quan điểm nhìn nhận, trước mắt sai ở đâu thì sửa ở đó. Ngoài điều chỉnh mức phí các trạm BOT cho hợp lý, áp dụng chế độ thu phí không dừng cho minh bạch, việc di dời, thay đổi các trạm BOT bất hợp lý là điều cần thiết. Ở góc độ Quốc hội, nếu đã tham gia giám sát việc đầu tư BOT giao thông thì phải có phiên tranh luận về vấn đề này, làm sáng tỏ khía cạnh chính sách. Trước đó, các ủy ban Quốc hội có thể tổ chức điều trần nhằm mục đích các bên liên quan có dịp bày tỏ tiếng nói, quan điểm. Nếu cần, Quốc hội có thể ban hành Nghị quyết để xử lý triệt để.
Theo ông Hoàng Ngọc Giao, Tổng giám đốc Công ty Luật Hoàng Giao và Cộng sự: Vấn đề mấu chốt ở đây chính là ở tầm chính sách pháp luật. Các chính sách đầu tư liên quan tới BOT cần chặt chẽ hơn. BOT hay BT (Xây dựng-Chuyển giao) chỉ là dạng thức cụ thể. Việt Nam cần xây dựng một luật riêng về PPP (Hợp tác công tư) nói chung để quản lý, tránh những sai phạm như đã có.
Góp thêm “liều thuốc” chữa bệnh cho “con bệnh” BOT giao thông, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng: Phải nhận thức lại về PPP nói chung, BOT nói riêng, đưa ra điều chỉnh chính sách. Nhiều nước trên thế giới khi đầu tư BOT có cơ quan chuyên trách riêng. Các trung tâm thông tin của Chính phủ luôn công khai tất cả thông tin về những dự án BOT như hình thức đấu thầu, giá phí… Nhờ vậy, dự án BOT được giám sát minh bạch, hiệu quả. Về lâu dài, đây là cách mà Việt Nam cần nghiên cứu, học hỏi.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·HLV Amorim có kế hoạch đặc biệt với "ngôi sao bị lãng quên" của Man Utd
- ·Chủ tịch nước: Trước đây cứ bắt người dân công chứng mà không biết để làm gì
- ·HLV Park và Xuân Son hài lòng khi chứng kiến tuyển Việt Nam thắng đậm Lào
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Alcaraz trở lại, Zverev tiếp đà thăng hoa tại ATP Finals
- ·Lộ diện 4 cầu thủ có nguy cơ cao bị loại khỏi đội tuyển Việt Nam
- ·Bị CĐV phản đối dữ dội, FIFA giải thích lý do chọn Messi ở giải The Best
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Quang Hải báo tin vui, đội tuyển Việt Nam "mổ băng" nghiên cứu Lào
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Chiêm ngưỡng những cô vợ, bạn gái đẹp nhất đội tuyển Anh ở World Cup 2022
- ·Nelly Korda bỏ lỡ giải major đầu tiên trong năm trên LPGA Tour
- ·Carlos Alcaraz khao khát trở lại ngôi số một thế giới
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Mbappe bị dàn sao Real Madrid phớt lờ, người hâm mộ lo lắng
- ·Liverpool tuột chiến thắng ở phút cuối trước Newcaslte
- ·5 chiến lược đánh đôi hiệu quả trong pickleball
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Alcaraz vượt qua "cuộc thử lửa", tiến bước tại Madrid Open